Địa chỉ: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP
Địa chỉ: SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH ĐỒNG THÁP
Nếu sống lâu dài tại Hàn Quốc chắc bạn sẽ đi lại nhiều khu vực khác nhau. Có thể là đi gặp bạn hoặc đi gặp người thân của bạn. Những lúc như vậy bạn thường dùng phương tiện gì để đi lại? Có thể bạn sẽ dùng tàu KTX và xe buýt cao tốc hoặc xe buýt ngoại thành trong trường hợp đi từ thành phố này sang thành phố khác. Nếu bạn đi bằng xe buýt thì thay vì mua vé ở ga xe buýt bạn nên mua vé qua ứng dụng như vậy sẽ tiện hơn nhiều so với việc mua tại nhà ga. Vậy làm thế nào để mua vé trên ứng dụng? Cùng mình tìm hiểu về cách đặt vé trên ứng dụng nhé.
Đầu tiên các bạn hãy cài đặt ứng dụng Tmoney Go(티머니GO) về máy cho mình nhé.
https://play.google.com/store/search?q=%ED%8B%B0%EB%A8%B8%EB%8B%88%EA%B3%A0&c=apps
https://apps.apple.com/kr/app/%ED%8B%B0%EB%A8%B8%EB%8B%88go-%EA%B3%A0%EC%86%8D%EC%8B%9C%EC%99%B8%EB%B2%84%EC%8A%A4-%ED%83%9D%EC%8B%9C-%EB%94%B0%EB%A6%89%EC%9D%B4-%EC%94%BD%EC%94%BD/id1483433931
(Ngoài ứng dụng mình chỉ cho các bạn, các bạn cũng có thể dùng Kakao T để đặt vé nhưng cá nhân mình thấy đặt bằng Kakao T thì hơi bất tiện để kiểm tra chuyến xe đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.)
Vì vậy mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách đặt vé qua Tmoney Go nhé.)
Nhấn nút ‘확인(Xác nhận)’ để cho phép quyền truy cập ứng dụng.
Trước tiên phải đăng ký thành viên. CHọn nút ‘본인인증으로 로그인(Đăng nhập bằng xác nhận chính chủ)’.
Chọn công ty viễn thông mà bạn đang sử dụng và xác nhận chính chủ.
Nếu xác nhân chính chủ xong mạn hình như trên sẽ hiện lên. Hãy chọn ‘네, 이동할게요(Vâng, tôi đồng ý)’.
Sau đó bạn cũng đông ý điều khoản sau cho mình nhé. Bạn nhấn vào những điều khoản có chữ (필수 Bắt buộc) rồi nhấn ‘다음’.
Đây là trang pop-up hỏi xem bạn có đồng ý nhận quảng cáo hay không. Nếu không muốn nhận chọn ‘아니요(Không)’.
Vậy là đã đăng nhập xong. Nhấn vào ‘티머니GO 시작하기(Bắt đầu Tmoney Go)’.
Tất cả nhưng điều khoản trên hình đều là điều khoản bắt buộc nên các bạn chọn ‘전체동의(Đồng ý tất cả)’ rồi nhấn ‘확인(Xác nhận)’.
Đây là trang đầu tiên nhìn thấy sau khi đăng ký thành viên. Mình sẽ thử đặt vé xe buýt cao tốc. Nhần vào phần ‘고속, 시외(Cao tốc, ngoại thành).
Mình sẽ thử đặt vé đi từ ‘수원’ đến ‘부산’.
Chọn điểm xuất phát. Nhấn 인천/경기 ở bên trái rồi chọn ‘수원터미널’. Tiếp theo hãy tìm điểm đến. Nhấn 부산/경남 ở bên trái rồi chọn ‘부산서부(사상)
Bây giờ bạn hãy chọn ngày. Sau khi chọn ngày mà bạn muốn, hãy chọn thời gian bên dưới. Nếu bạn chọn 10 giờ, bạn có thể tìm kiếm tất cả các chuyến xe có sau 10 giờ.
Vào lúc 5 giờ chiều có một chuyến đi từ ‘수원터미널’ đến ‘부산서부’.
Bây giờ bạn có thể lựa chọn chỗ ngồi
Điểm thuận tiện là khi bạn muốn đặt nhiều chỗ, nếu bạn chọn thêm chỗ ngồi mà bạn muốn, số lượng vé đặt trước sẽ tự động tăng lên.
Mình sẽ chọn 1 người và tiếp tục đặt vé. Cuối cùng, sau khi kiểm tra điểm xuất phát và điểm đến, hãy nhấn nút ‘결제하기 (Thanh toán)’.
Trang thanh toán hiện lên như hình trên.
Chọn ‘신용/체크 일반결제 (Thẻ tín dụng / thẻ séc)’. Nhấn ‘결제하기 (Thanh toán)’.
Chọn ‘앱 사용 중에만 허용 (Chỉ cho phép khi sử dụng ứng dụng)’.
Số thẻ ghi trên thẻ có thể được nhận biết bằng máy ảnh. Nhưng nếu điểm này bất tiện, hãy nhấn ‘직접입력 (Nhập trực tiếp)’ bên dưới.
Vậy là đã thanh toán xong. Dễ đúng không?
Mình sẽ thử kiểm tra vé vừa rồi mình đặt nhé. Chọn phần đánh dấu bằng ô vuông màu xanh ở trang đầu tiên ‘예매확인 및 변경 (Kiểm tra vé, đổi vé)’
Các bạn có thể thấy vé mình đã đặt hiện lên. Màn hình nay sẽ thay thế cho vé giấy. Khi lên xe buýt, bạn chỉ cần chọn mã QR. Hãy sử dụng xe buýt một cách thoải mái bằng vé di động thay vì vé giấy.
Hướng dẫn sử dụng Vui lòng đặt mã QR vé di động vào thiết bị đầu cuối xe buýt như hình trên.
Lần sau chúng ta sẽ tìm hiểu cách hủy đặt vé nhé.
Cách hủy vé xe buýt trên Tmoney Go
(SHTT) - Lái xe buýt là công việc vô cùng vất vả, gian lao, có những người đã hy sinh thầm lặng, chấp nhận khó khăn để khách hàng có những chuyến đi an toàn, “đi đến nơi về đến chốn”.
Tài xế xe buýt bắt đầu ngày mới khi trời còn chưa sáng rõ. 5 giờ sáng, họ đã bắt đầu di chuyển đến các điểm dừng đón khách và kết thúc một ngày làm việc vất vả vào lúc 9 giờ tối. Bắt gặp anh phụ xe hớt hải chạy vào tiệm tạp hóa mua hai ly mì tôm còn bốc khói nghi ngút, sau đó bỏ vài viên đá lạnh vào rồi cười bảo: “Tôi bỏ đá vào mỳ cho bớt nóng, ăn nhanh cho kịp chuyến xe...”.
Trên xe buýt tuyến 34, từ bến xe Mỹ Đình đến Trung tâm hành chính huyện Gia Lâm, có anh tài xế Phạm Thành Đạt vô cùng vui tính. Với thâm niên lái xe 8 năm, anh Đạt thuộc từng con ngõ, từng nẻo đường của tuyến buýt 34.
Tuyến buýt 34 vào lúc 5 giờ sáng
Anh Đạt chia sẻ, lái xe buýt làm việc theo ca, trung bình chạy từ 8-9 tiếng/ngày và được nghỉ 10 phút sau mỗi lượt đi. Trong khoảng thời gian đó, lái xe và phụ xe sẽ vệ sinh cá nhân, còn nếu tắc đường thì quãng thời gian ngắn ngủi này họ cũng không thể tận dụng. Vất vả là thế nên các hành khách khi đi xe buýt cũng không hiếm gặp cảnh khi xe lăn bánh hoặc lúc đang dừng đèn đỏ, người lái xe tranh thủ ăn nhanh chiếc bánh mì. Đôi khi, họ phải treo túi bánh mì lên chiếc móc gắn ở ô cửa sổ để tập trung cầm lái, còn nhân viên bán vé ngồi ở thềm xe ăn vội gói xôi đã nguội từ bao giờ.
Anh Đạt ăn vội gói xôi để bắt đầu ngày mới.
Theo chị Mỹ Tâm, hành khách đi tuyến xe 34 kể lại: “Hàng ngày, anh phụ xe đều hớt hải chạy vào quán quen tại bến xe Kim Mã, sau đấy anh với vội túi xôi mà cô bán hàng đã chuẩn bị từ trước, chỉ đợi anh đến lấy. Cùng lúc đó, tài xế lái xe điều khiển vô lăng cho xe đi chậm lại để anh thu vé kịp “nhảy” vào trong xe. Khuôn mặt ướt đẫm mồ hôi, nhanh tay đưa cho tài xế một phần ăn”.
“Mỗi ngày, lái xe buýt có 2 ca làm, nếu làm ca sáng, lái xe phải dậy lúc 4 giờ sáng để chuẩn bị 5 giờ sẽ xuất bến. Làm ca chiều luôn phải về muộn, thường 1 giờ sáng tôi mới có mặt ở nhà. Có những hôm trời mưa gió, tôi đi làm vô cùng vất vả và mệt mỏi”, anh Đạt ngậm ngùi tâm sự với tôi. Chính vì vậy, giờ sinh hoạt của tài xế xe buýt và nhân viên bán vé có sự khác biệt rất lớn so với những người lao động Nhà nước thông thường. Khi anh Đạt đi làm ca sáng, vợ con đang say giấc, lúc về thì vợ con lại đi làm, đi học. Ngược lại, nếu làm ca chiều, vợ đi làm, con đi học, đến 1 giờ sáng mới về thì vợ con đã ngủ nên anh ít khi có thời gian chia sẻ cùng vợ, cùng con. Sự an toàn của khách trên những chuyến xe là nhiệm vụ, cũng là niềm vui nhưng đâu đó, tài xế xe buýt vẫn mong muốn chút bình yên, quây quần bên mâm cơm gia đình.
Anh Nguyễn Văn Phúc, tài xế xe buýt tuyến 32 than thở: “Sống cái nghề này như cá trên thớt vậy, âm giờ thì bị cấp trên phê bình rồi trừ lương, rồi thì còn bị khách chửi, vội vàng mà luồn lách thì sợ xảy ra tai nạn giao thông, mất chuyến thì vợ con chỉ còn nước nhịn đói. Đã thế, những năm gần đây, thành phố thực hiện nhiều dự án thoát nước, “lô cốt” mọc lên nhan nhản, kẹt xe tắc đường luôn xảy ra, nhiều lúc áp lực đè nặng, tôi cũng tính bỏ nghề nhưng nhà có tới sáu, bảy miệng ăn, không lái xe thì biết làm gì. Vả lại, cầm vô lăng quen rồi, một ngày nghỉ là cảm thấy nhơ nhớ, rất khó tả...”.
...Một lúc sau, xe về đến bến xe Yên Nghĩa trả khách, trời nắng gắt, không khí ồn ào ở bến xe lại càng ngột ngạt, sau khi ăn vội nốt gói xôi, các tài xế tranh thủ ngả ghế chợp mắt vài phút. Cạnh đó, cũng có nhiều tài xế khác mệt lả, nằm chèo queo trên ghế. Mỗi khi tiếng chuông báo thức lịch trình chạy xe từ những chiếc máy điện thoại reo lên, họ lại lật đật dụi vội mắt, nổ máy tiếp tục cuộc hành trình đã được sắp đặt.
Trong tâm trí của người dân, nhắc đến xe buýt, mọi người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những chiếc xe “phóng nhanh, vượt ẩu”, “hay gây tai nạn”, thậm chí còn có một danh xưng dành cho nó - “hung thần xa lộ”. Khi nghe những câu nói như vậy, các tài xế xe buýt đều ngậm ngùi, buồn bã. Trong lòng họ tràn ngập tâm tư, nỗi niềm khó nói về nghề “chiều lòng thiên hạ”, phải coi “khách hàng là thượng đế”. Anh Đạt nói rằng phải có tinh thần thép, lòng yêu nghề và sự gắn bó thành thân quen mới tiếp tục làm công việc này bởi áp lực về thời gian đã khiến không ít người bỏ nghề. Họ muốn quan tâm, dành thời gian chăm sóc gia đình mình nên họ buộc phải rẽ sang trang mới.
Chưa kể, vào giờ cao điểm, đường xá tấp nập, ngồi trong buồng lái, nhìn xuống đường, không ít tài xế cảm thấy rối mắt và đầu óc căng thẳng vô cùng.
“Xe buýt dài 10m, chỉ kém xe container, trong khi cứ 500-700m lại phải ra vào điểm dừng để đón trả khách. Khi giao thông ùn tắc, xe buýt phải gắng gồng mình di chuyển trên đường trong vòng vây hoạt động của vô số loại hình phương tiện khác. Do không có làn đường riêng, xe buýt phải đi theo kiểu… “điền vào chỗ trống” và tạt đầu phương tiện vì nếu nhường đường thì không kịp hoàn thành chuyến xe,” anh Đức Phúc giãi bày với tôi. Thậm chí, người lái xe buýt phải chịu trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông cho dù đúng hay sai. Sau đó đeo bám họ là những ám ảnh, là cảm giác tội lỗi bủa vây sẽ theo họ suốt phần đời còn lại. Tuy nhiên, khi hỏi liệu có bỏ nghề lái xe không, những tài xế xe buýt quả quyết rằng không có ý định rời vô lăng xe bởi nhiều lúc nếu nghỉ một ngày, ở nhà đã thấy nhớ xe, chỉ mong mau đến hôm sau để được trở lại với công việc.
Bến xe Yên Nghĩa nắng rọi đỉnh đầu vào giờ nghỉ trưa của các tài xế.
Kết thúc tuyến buýt 34 ở bến xe Mỹ Đình, tôi chào tạm biệt tài xế xe buýt, nhân viên bán vé. Trên đường đi, tôi vẫn tiếp tục trầm tư suy nghĩ về công việc của họ. Dù công việc nào cũng vất vả nhưng đối với nghề lái xe buýt, các bác tài phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn, nắm trong tay mạng sống của hơn chục người, chỉ một phút lơ đễnh, hậu quả khủng khiếp sẽ ập tới.
Đã có nhiều trường hợp tiêu cực trên xe buýt xảy ra như ứng xử của phụ xe với hành khách nhưng họ cũng đang phải gánh trên đôi vai nhiều áp lực vô hình. Thay vì mắng chửi, chì chiết, phải chăng, mỗi hành khách đi xe buýt nên có cái nhìn bao dung hơn, thông cảm hơn với những khó khăn của người lái xe, nhân viên bán vé?
Được coi là nghề “làm dâu trăm họ”, lái xe, phụ xe trên những tuyến buýt của Hà Nội gặp không ít khó khăn, áp lực khi hành nghề. Ít ai biết được những người cầm lái những cỗ xe buýt, ngày ngày, phải đặt chân lên xe lúc tờ mờ sáng, nhiều khi là với cái bụng đói; họ lại phải chịu những căng thẳng, áp lực khi đường sá kẹt cứng trong giờ cao điểm. Chỉ khi thực hiện đủ số lượt tuyến, chở hành khách về bến an toàn những người lái xe buýt mới thở phào...
Đúng 5h10’, xe buýt tuyến 61 lăn bánh từ bến Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội). Sau 1h30, xe buýt đã di chuyển đến điểm cuối tại Công viên Cầu Giấy. Anh Ngô Bình (50 tuổi) - lái xe cùng anh Hoàng Quốc Tùng - phụ xe phụ trách “kíp” trực sáng nay vội vàng mua bên lề đường hộp xôi, cái bánh mì để ăn lót dạ.
Ăn chớp nhoáng 15 phút, anh Bình lại tiếp tục điều khiển xe buýt lăn bánh trên các chặng đường. Theo ghi nhận của phóng viên, trên xe 61 hướng từ Công viên Cầu Giấy về Đông Anh không quá đông đúc. Lái xe đánh lái cách lề đường chừng 25cm, đón những vị khách lên xe. Thấy hành khách chưa đeo khẩu trang, anh Tùng phụ xe nhắc nhở: “Các em đeo khẩu trang vào”. Trên toàn tuyến, lái xe thở phào khi chỉ tắc nhẹ ở đoạn đường Phạm Văn Đồng, như vậy vẫn kịp giờ quy định.
Nghỉ ngơi tại bến Dục Tú, anh Ngô Bình bớt chút thời gian ít ỏi chia sẻ với phóng viên. Gần 20 năm cầm lái xe buýt tại Hà Nội, anh Ngô Bình chứng kiến nhiều sự đổi thay, gom lại biết bao kỷ niệm vui buồn trên mỗi chặng đường phục vụ hành khách. Cầm vô lăng trên phương tiện vận tải hành khách công cộng, áp lực mà lái xe phải chịu rất lớn.
Ngồi trên tuyến buýt nhiều lượt trong ngày, chúng tôi không gặp cảnh nào éo le trên xe. Song anh Tùng kể lại: “Chuyến xe 61 có hành khách quen thuộc là 2 bố con người Nhật. Mỗi lần lên xe hay xuống xe, họ đều cúi đầu chào, cảm ơn. Nhưng chính người dân Việt Nam lại làm khó phụ xe khi việc nhắc nhở nhẹ nhàng hay sắp xếp chỗ đứng, ngồi cũng không chịu thực hiện”.
Vốn là người cộc tính, nhưng làm nghề phụ xe buýt đã rèn cho anh Tùng sức chịu đựng, nhẫn nhịn. Xác định nghề “làm dâu trăm họ”, anh Tùng kể: “Nhiều hành khách lên xe nhưng thiếu ý thức, nói chuyện to, vắt chân lên ghế, thậm chí có những người say xỉn, nôn mửa ngay trên xe. Làm dịch vụ, chúng tôi nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng nhiều khi còn bị dọa nạt, chửi mắng, gọi điện phản ánh lên công ty”.
6h sáng có mặt ở điểm bắt xe buýt tại Công viên Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội), chúng tôi thấy tài xế, phụ xe buýt số 39 đang kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh trên xe. Họ đã chạy được một lượt từ lúc 5h sáng, bắt đầu từ điểm ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2.
Sau 10 phút nghỉ hết chuyến, xe buýt lại lăn bánh qua những cung đường đã được quy định sẵn. Tranh thủ đường thông thoáng, lái xe tăng ga lao vun vút sau mỗi điểm dừng đỗ đón khách. Có một chi tiết khiến chúng tôi phải... "ngạc nhiên sững sờ" khi chứng kiến: Cách điểm cuối 10 phút, phụ xe nhanh nhảu tạt vào quán quen ở ven đường mua suất bún chả để dành đến lúc nghỉ khi về bến sẽ ăn.
“Cháu đi xe buýt thì biết, đường Hà Nội đông đúc, tắc đường như thế nào! Sáng chúng tôi phải dậy thật sớm để kịp xe lăn bánh lúc 5h giờ. Bây giờ là 11h, tôi đã chạy được 5 lượt” - lái xe buýt số 16 chia sẻ. Kịp lấy giấy ướt lau mặt cho tỉnh táo, lái xe này đã phải vào buồng lái cho hành trình tiếp theo.
Hơn 20 năm làm phụ xe buýt, chị Thanh Tuyết (ở Nguyễn Xiển, Hà Nội) có biết bao kỷ niệm vui buồn với từng chuyến đi. Năm 2002, chị quyết định làm công việc phụ xe - với đàn ông còn vất vả huống gì phụ nữ. “Lúc mới đi làm, tôi cũng say xe, tưởng không trụ được. Ai dè lại gắn bó với công việc này lâu đến vậy” - chị Tuyết nói.
Những giờ cao điểm, xe buýt ken đặc người. Chị Tuyết nhanh nhảu quan sát, soát vé tháng, thu vé lượt đầy đủ. Không ít trường hợp khách sơ sẩy làm rơi, mất vé, chị Tuyết “dính” phạt khi có thanh, kiểm tra. Gặp người cao tuổi khi hết ghế, buộc chị phải trao đổi với hành khách trẻ, nhường ghế cho người già…
Tuyến buýt 16 quy định chạy từ điểm đầu đến điểm cuối đúng theo biểu đồ khoảng 1 giờ đồng hồ. Song trên các tuyến đường liên tục gặp tắc đường, các phương tiện va chạm nhau… Nhiều khi xe bị “âm giờ” khoảng 20 phút, có lúc là 1 tiếng. Từ đó buộc lái xe, phụ xe phải bỏ lượt.
Anh Nguyễn Trí Thành (hơn 10 năm cầm lái trên xe buýt tuyến 14 Bờ Hồ - Cổ Nhuế) nói: “Nhiều áp lực lắm, kể cả ngày không hết”.
Xe buýt số 14 với 24 chỗ ngồi và 36 chỗ đứng hằng ngày đón trả khách qua nhiều chặng đường. Theo quy định, thời gian xe buýt di chuyển đón khách từ điểm đầu Bờ Hồ đến điểm cuối Cổ Nhuế tối đa 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nhiều đoạn đường, tuyến phố trên hành trình liên tục ùn tắc, khiến tài xế không phải lúc nào cũng chạy đúng giờ so với quy định. Việc chậm 10-20 phút mới về bến thường xuyên xảy ra.
Có thể nói, ngoài sự mệt mỏi vì mật độ giao thông quá đông đúc, áp lực lớn nhất đối với lái xe buýt chính là đáp ứng đúng thời gian quy định.
“Nếu về đúng giờ, chúng tôi được nghỉ ngơi 10 phút. Nếu bị âm vào giờ sau thì sẽ không có thời gian nghỉ, chỉ 2 phút thư giãn chớp nhoáng rồi lại lên xe tiếp tục hành trình” - anh Thành cho hay.
Trung bình mỗi ngày chạy khoảng 6,5 lượt, nếu không bỏ chuyến, làm đủ công mỗi tháng thu nhập của anh Thành khoảng 9 triệu đồng. “Chúng tôi mong muốn nhà nước tăng lương, để mọi người có động lực hơn nữa. Đến nay hỗ trợ tiền ăn cho lái xe chỉ 15.000 đồng, mức giá này đến nay chưa thay đổi. Thời gian qua, thu nhập cũng có cải thiện nhưng với giá cả leo thang nhưng hiện nay không thấm vào đâu” - anh Thành bày tỏ.
Chia sẻ về thu nhập, phụ xe buýt tuyến 61 - anh Hoàng Quốc Tùng - cho hay, nếu không bỏ chuyến, bỏ lượt, đảm bảo phương tiện sạch sẽ, thu nhập mỗi tháng của anh là 10 triệu đồng. Trong thời gian nghỉ dịch, anh cũng được công ty hỗ trợ phần nào và ngày nghỉ lễ vẫn có tiền thưởng.
Đồng hành với những chuyến xe tuyến 61 nhiều năm nay, anh Hoàng Minh Nam - phụ xe - bộc bạch: “Nhiều khách hàng không biết rằng việc mua vé, giữ vé trong suốt quá trình di chuyển là điều bắt buộc. Nó đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho khách hàng mỗi khi có vấn đề gì xảy ra. Có những lần, bán vé cho khách hàng, nhưng họ vứt đi hoặc làm mất, đến lúc có thanh tra kiểm tra, người bị truy cứu lại là phụ xe chúng tôi”.
Hơn 10 năm cầm lái trên xe buýt tuyến 14 (Bờ Hồ-Cổ Nhuế), anh Nguyễn Trí Thành chia sẻ: “Lái xe buýt trong nội đô Hà Nội gặp những áp lực về mật độ giao thông lớn. Đi trên đường, chúng tôi thường gặp nhiều ôtô cá nhân đi khá chậm, xe máy thì tung hoành, luồn lách. Nhất khi giờ cao điểm nhiều tuyến đường ùn tắc ảnh hưởng đến “giờ giấc” chạy xe quy định”.
Trung bình mỗi ngày, lái xe tuyến 14 phải đảm bảo chạy khoảng 5,5 lượt. Anh Nguyễn Trí Thành cho biết: “Mức lương của tôi khi hoàn thành nhiệm vụ khoảng 8 triệu đồng/tháng. So với mặt bằng chung, thu nhập như vậy là khá thấp. Cho nên, chúng tôi mong muốn các sở, ban ngành của thành phố đề xuất tăng thêm thu nhập cho lái xe. Anh em lái xe cũng hay than vãn về thu nhập. Nếu có mức lương tốt hơn thì sẽ giữ chân người lao động hơn”.
Theo “Transerco - Tổng công ty Vận tải Hà Nội”, 6 tháng đầu năm 2022, xe buýt tiếp tục cắt giảm chuyến lượt so với hợp đồng đấu thầu – đặt hàng. Trong đó từ ngày 1.1 đến ngày 7.2 giảm 50% công suất, từ ngày 8.2 đến ngày 15.3 khôi phục hoạt động 100% và từ ngày 16.3 đến nay duy trì giảm 15%.
Môi trường hoạt động xe buýt có nhiều thay đổi so với trước khi đấu thầu như phát sinh dịch bệnh, thói quen, nhu cầu đi lại thay đổi, cắt giảm tần suất, san sẻ hành khách với các tuyến mở mới. Bên cạnh đó, các đơn vị xe buýt gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng lao động trực tiếp.
Theo Transerco, các hoạt động vận tải kinh doanh đang phục hồi dần, nhưng mức độ còn chậm. Bên cạnh đó, hoạt động vận tải du lịch của Công ty CP Newway còn gặp khó khăn do tình trạng thiếu lái xe và chi phí nhiên liệu tăng cao.
Đối với mảng hoạt động buýt, các đơn vị cổ phần cũng đang gặp khó khăn tương tự như hoạt động buýt của Tổng công ty, doanh thu toàn lĩnh vực ước đạt bằng 81% kế hoạch, bằng với cùng kỳ năm 2021.
Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, Tổng Công ty cho biết sẽ chuẩn bị để sẵn sàng phát triển xe buýt khi được thành phố giao. Nhất là có giải pháp hiệu quả về tuyển dụng, đào tạo để đảm bảo nguồn lao động đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh và phát triển các tuyến buýt mới.
Đồng thời, quan tâm, nắm bắt tâm tư và có giải pháp động viên người lao động. Triển khai dự án đầu tư đổi mới phương tiện sử dụng trên 10 năm và nghiên cứu loại hình phương tiện phục vụ các tuyến mở mới phù hợp với đặc thù của tuyến và đảm bảo hiệu quả khai thác.
Các đơn vị xe buýt, vận tải, bến bãi chủ động xây dựng, triển khai hiệu quả phương án phục vụ tốt các kỳ nghỉ lễ, các kỳ cuộc trong các tháng cuối năm...
Nhiều năm qua, người lái xe buýt vẫn thường mang định kiến bởi thói quen chạy nhanh, phanh gấp, tạt vào điểm đón cắt đầu xe. Tuy nhiên, công việc vất vả của những người lái xe ít ai biết tới.
Đa phần ca làm việc của anh Nguyễn Đăng Khiêm - lái xe tuyến buýt 99 - bắt đầu từ lúc 5h. Tuy nhiên, anh Khiêm phải thức dậy từ 3h30 để kịp chuẩn bị và tới cơ quan bởi tài xế phải nhận xe trước 1 tiếng.
"4h nhận xe, tôi phải cùng với phụ xe kiểm tra an toàn và vệ sinh toàn bộ. Công việc này cũng mất khá nhiều thời gian nhưng phải hoàn thành sớm để kịp lăn bánh chuyến xe đầu tiên lúc 5h", anh Khiêm cho hay.
Anh Khiêm cho biết thường xuất phát từ bến xe Kim Mã qua Giải Phóng và đi tới điểm cuối là Thanh Trì. Tuyến buýt nằm trên cung đường đi làm, đi học và khám bệnh của nhiều người nên rất đông đúc vào giờ cao điểm.
Không ít người lái xe buýt chạnh lòng khi đọc những bài viết trên mạng xã hội về nghề của mình (Ảnh: Ngân Kim).
Khung giờ cao điểm buổi sáng và chiều là lúc anh Khiêm cảm thấy căng thẳng và áp lực nhất. Trung bình mỗi ngày, tài xế tuyến buýt 99 phải chạy 7 lượt. Thời gian mỗi lượt chạy là 1 tiếng cộng thêm 10 phút nghỉ. Tuy nhiên, các chuyến xe giờ cao điểm không thể đáp ứng khung giờ trên nên anh Khiêm phải dồn lượt nghỉ vào các chuyến sau.
"Nếu chạy âm giờ không có thời gian nghỉ thì sau 2-2,5 tiếng tôi lại phải nghỉ 10 phút. Đây là quy định, lái xe không được chạy liên tục trong nhiều giờ", anh Khiêm cho hay.
Sau khi xe đón khách và rời khu vực bến xe Kim Mã, anh Khiêm chia sẻ ngoài những áp lực về giờ giấc, ca làm thì 8 tiếng lái xe mỗi ngày trong nội thành Hà Nội, những giờ cao điểm giao thông ùn tắc sẽ không tránh được những va chạm. Nếu không may có va chạm, anh thường cố gắng giảng hòa, nhường nhịn để tránh xung đột không đáng có.
"Khi đọc những bài viết trên mạng xã hội kỳ thị lái xe buýt, chúng tôi cũng cảm thấy chạnh lòng", anh Khiêm bộc bạch.
Sau 45 phút, xe di chuyển tới gần điểm cuối. Vừa mở cửa cho khách, anh Khiêm vừa ví nghề lái xe buýt ở Hà Nội như nghề làm dâu trăm họ. Kết thúc một chặng an toàn và đúng giờ đã khiến anh Khiêm cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tuy vậy, những người làm nghề lái xe như anh chỉ mong muốn, mọi người hãy thử trải nghiệm xe buýt nhiều hơn để có cái nhìn công tâm hơn với lái xe buýt.
Làm nghề từ năm 2009, anh Nguyễn Thanh Tùng (32 tuổi) được coi là một phụ xe kỳ cựu. Hơn 10 năm qua, anh Tùng đã chứng kiến nhiều lần thay đổi của xe buýt.
Đáng kể nhất trong đó là số lượng xe tăng lên nên cảnh tượng chen chúc đã giảm đi rõ rệt. Xe thoáng mát hơn, không còn bí bách, chật hẹp ngay cả trong giờ cao điểm là điểm cộng rất lớn của xe buýt hiện nay.
"Xe buýt trước kia chỉ toàn người lớn tuổi, học sinh, sinh viên nhưng bây giờ hành khách là dân văn phòng tăng đáng kể. Họ ngồi trên xe có thể nghỉ ngơi, đọc báo hoặc xử lý công việc trên máy tính mà không phải bon chen trên đường", anh Tùng cho hay.
Phụ xe như anh Tùng rất mong được nhiều khách hàng đối xử văn minh để xe buýt luôn là những chuyến đi thoải mái (Ảnh: Ngân Kim).
Công việc của lái xe bắt đầu lúc nào thì phụ xe cũng phải có mặt lúc đó. Vì thế, anh Tùng cũng thường xuyên phải đi làm từ sáng sớm. Dù không phải chịu áp lực điều khiển xe như tài xế nhưng anh Tùng phải kiểm soát vé sát sao. Bởi thẻ đi xe buýt miễn phí của người cao tuổi trùng màu với nhiều loại thẻ khác. Hơn nữa, loại thẻ này cũng dễ bị làm giả nên không ít phụ xe bị qua mặt.
"Nếu để lọt vé giả, phụ xe sẽ bị phạt tiền triệu (tương đương 15%) lương. Nếu bị phát hiện để lọt vé giả lần 2 thì sẽ bị đuổi việc. Hành động trốn vé của hành khách tiết kiệm được vài nghìn đồng nhưng có thể khiến một phụ xe mất việc làm", anh Tùng tiết lộ.
Phụ xe này thừa nhận, trong công việc, có một số ít lái phụ xe có hành vi, cử chỉ chưa phù hợp khi phục vụ hành khách, vì thế đã xảy ra những va chạm, căng thẳng không đáng có, tuy nhiên đó chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh". Anh Tùng mong muốn rằng, cả khách hàng và lái, phụ xe có thể cư xử nhẹ nhàng, thân thiện với nhau, để những chuyến xe buýt là những hành trình vui vẻ, văn minh và an toàn.
Trạm chờ xe buýt 1208, tra cứu thông tin chỗ dừng , điểm đón các chuyến xe bus đi qua 290 Tây Sơn,