Lịch Sử Giao Dịch Hpg

Lịch Sử Giao Dịch Hpg

Đã được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 1472/ GP - TTĐT Ghi rõ nguồn "VinaCorp" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Đã được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 1472/ GP - TTĐT Ghi rõ nguồn "VinaCorp" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từ chức

Trước đó, ngày 13/5, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đệ đơn từ chức lên Tổng thống nước này Tharman Shanmugaratnam.

Đồng thời, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết ông và chính phủ của mình sẽ chấm dứt nhiệm kỳ vào ngày 15/5. Đây là thủ tục chính thức trong quá trình chuyển giao lãnh đạo tại Singapore.

Trong thư, ông Lý Hiển Long đã đề cử ông Lawrence Wong - 51 tuổi, Phó Thủ tướng Singapore - thay thế mình làm Thủ tướng từ ngày 15/5, bắt đầu thế hệ lãnh đạo thứ tư của "đảo quốc Sư tử".

Tổng thống Tharman cũng gửi thư đáp lại ông Lý Hiển Long, thông báo sẽ bổ nhiệm ông Lawrence làm tân thủ tướng vào ngày 15/5, đồng thời cảm ơn ông Lý Hiển Long đã phụng sự đất nước suốt 4 thập kỉ, trong đó có 20 năm trên cương vị thủ tướng.

Tổng thống Singapore cho biết thêm, ông Wong có ý định bổ nhiệm ông Lý Hiển Long làm bộ trưởng cấp cao. "Tôi chắc rằng kinh nghiệm cùng lời khuyên của ông sẽ giúp đỡ đội ngũ lãnh đạo mới khi họ bước sang giai đoạn lịch sử tiếp theo và tạo nên một Singapore thậm chí còn tốt đẹp hơn", ông Tharman viết.

Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong (65 tuổi) sẽ giữ thêm trọng trách Phó Thủ tướng, đảm nhiệm vai trò quyền Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt, Chủ tịch Cơ quan Tiền tệ Singapore, đồng thời chịu trách nhiệm về Nhóm Chiến lược trong Văn phòng Thủ tướng.

Phó Thủ tướng đương nhiệm Heng Swee Keat, 63 tuổi, sẽ tiếp tục giữ chức vụ này. Thông báo của ông Lawrence Wong nêu rõ sẽ không có thay đổi lớn nào đối với các vị trí Bộ trưởng và ông sẽ vẫn giữ quyền lãnh đạo Bộ Tài chính.

Phát biểu tại họp báo sau khi công bố cải tổ Nội các, Phó Thủ tướng Lawrence Wong đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tính liên tục và ổn định khi chính phủ hiện nay sắp kết thúc nhiệm kỳ. Do các bộ trưởng đều đang thực hiện trọng trách được giao, nên ông muốn giữ nguyên vị trí lãnh đạo các bộ cho đến đến hết nhiệm kỳ.

Đánh giá về ông Gan Kim Yong, ông Lawrence Wong cho biết mặc dù không hoàn toàn thuộc thế hệ lãnh đạo thứ 4, nhưng kinh nghiệm của ông Gan Kim Yong về kinh tế quốc tế sẽ giúp Singapore điều hướng trong môi trường toàn cầu đầy cạnh tranh hơn. Cả hai Phó Thủ tướng Gan Kim Yong và ông Heng Swee Keat đều là những bộ trưởng giàu kinh nghiệm và sẽ "giúp đỡ" trong giai đoạn chuyển tiếp này.

Dự kiến ông Lawrence Wong sẽ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng vào lúc 20h ngày 15/5 (giờ địa phương) tại cung Istana, trở thành Thủ tướng thứ tư của Singapore, chính thức tiếp quản vị trí lãnh đạo từ Thủ tướng Lý Hiển Long.

Tháng trước, ông Lawrence Wong cho biết những thay đổi lớn hơn trong nội các sẽ diễn ra sau cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Singapore (dự kiến vào trước tháng 11/2025).

Con đường viễn thông điện tử

Còn một con đường dẫn đến việc tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa chưa từng được tổng kết trong các lý thuyết Truyền bá luận và các nghiên cứu về văn hóa giai đoạn cuối thế kỷ XX, đó là con đường viễn thông điện tử. Hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa chỉ diễn ra khi có sự tiếp xúc văn hóa trực tiếp giữa các cộng đồng/ tộc người với nhau (được hiểu một cách cơ học là đặt cạnh nhau, chạm vào nhau) dường như đã không còn phù hợp trong bối cảnh nhân loại bước sang thời kỳ văn minh hậu công nghiệp (hay còn được gọi là văn minh tin học, văn minh tri thức). Những năm 40 của thế kỷ XX, với sự ra đời của máy tính và hơn 20 năm sau đó là sự ra đời của mạng internet, khoảng cách về không gian của các quốc gia/dân tộc trên toàn thế giới đã được rút ngắn. Bất cứ quốc gia/dân tộc nào cũng có thể tương tác với nhau, kết nối và chia sẻ mọi thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội thông qua con đường viễn thông điện tử.

Trước hết, xét về mặt từ ngữ, viễn thông là một từ Hán – Việt có nghĩa là thông tin từ xa hay được hiểu là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua một khoảng cách đáng kể về địa lý.

Vào thời xa xưa, viễn thông là việc dùng các tín hiệu hình ảnh như đèn hiệu, khói, cờ hoặc tín hiệu âm thanh như tù và, trống, còi… nhằm truyền đi những thông tin ngắn gọn, cần thiết để chào mừng, cảnh báo, chỉ dẫn…Thời hiện đại, viễn thông là việc dùng các thiết bị điện như máy điện báo, điện thoại, máy telex hoặc thiết bị điện tử như viba, sợi quang kết hợp với vệ tinh thông tin và internet .

Như vậy, có thể hiểu, viễn thông điện tử (Electronic Telecommunications) là hình thức trao đổi thông tin qua những khoảng cách tương đối lớn bằng các phương tiện điện tử (9).

Nhờ có sự tiến bộ không ngừng của khoa học, viễn thông điện tử đã đạt được rất nhiều thành tựu, đặc biệt là trong ngành truyền thông. Nhờ có viễn thông điện tử, các cá nhân và các cộng đồng khác nhau có thể cùng một lúc được tiếp nhận thông tin mới hoặc thông tin cần thiết một cách nhanh nhất mà không bị giới hạn bởi không gian. Các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa của các nước, các khu vực khác nhau liên tục được cập nhật xuyên quốc gia và đang bị toàn cầu hóa. Thực chất, toàn cầu hóa là quá trình xuất phát từ những hoạt động tiếp xúc, giao lưu giữa nhiều quốc gia với nhau trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và đi tới thống nhất với nhau trên nhiều yếu tố. Có thể thấy, các thay đổi trong xã hội tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân đang diễn ra liên tục,một phần thông qua việc tiếp xúc trực tiếp song phần lớn là kết nối qua viễn thông điện tử hay truyền thông không dây. Sự ra đời của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)… vào giữa và cuối thế kỷ XX đã thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa. Một mặt nó nhanh chóng xã hội hóa lực lượng sảnxuất, đưa lạisựtăng trưởng cao cho các quốc gia, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế; mặt khác, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của nhiều quốc gia.

Không phải ngẫu nhiên mà có mối liên hệ mật thiết giữa viễn thông điện tử với hoạt động tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến văn hóa và quá trình toàn cầu hóa. Khác với các giai đoạn trước, con đường di dân,thương mại và chiến tranh là điều kiện “cần” để các cộng đồng/ dân tộc có thể tiếp xúc với nhau; giao lưu là điều kiện“đủ”để dẫn tới sự tiếp biến trên các phương diện, đặc biệt là văn hóa của một cộng đồng hoặc dân tộc nào đó. Ngày nay, viễn thông điện tử chính là điều kiện “cần” để tạo ra sự tiếp xúc và toàn cầu hóa dường như là diều kiện “đủ” để các quốc gia/dân tộc biến đổi một cách mạnh mẽ, vừa tiến bộ, văn minh nhưng cũng có nguy cơ hòa tan và đánh mất bản sắc.

Có thể mô tả quá trình đó như sau:

Viễn thông điện tử – Tiếp xúc, giao lưu – Toàn cầu hóa – Tiếp biến văn hóa.

Tiếp xúc, giao lưu văn hóa là một hiện tượng tất yếu, khách quan và phổ biến trong sự phát triển của các nền văn hóa. Văn hóa có tính bền vững và ổn định tương đối nhưng nó cũng luôn đòi hỏi có sự giao lưu, tiếp biến thường xuyên, không chấp nhận sự khép kín. Lịch sử cũng cho thấy, những nền văn minh/ văn hóa lớn nếu đóng cửa (bế quan tỏa cảng), tự giam mình hoặc tự tôn thái quá, có thể đưa đến sự xói mòn và tụt hậu. Ngược lại, nếu quá trình giao lưu diễn ra quá mạnh mẽ, nguy cơ một dân tộc nào đó bị hòa tan hoặc đánh mất bản sắc, thậm chí có thể suy vong, cũng là điều tất yếu. Hiện tượng tiếp xúc và hội nhập văn hóa với các quá trình tiếp nhận, điều chỉnh, đồng hóa… là hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại, thể hiện năng lực thích ứng của mỗi cộng đồng trong suốt tiến trình tồn tại và phát triển của mình. Giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận hay kế thừa văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Đó là quá trình xử lý mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Mỗi dân tộc sẽ có thái độ chủ động tiếp thu khi có sẵn bản lĩnh hay nội lực văn hóa mạnh mẽ. Một dân tộc thiếu bản lĩnh hoặc cơ tầng văn hóa bản địa mỏng và yếu sẽ luôn trong thế thụ động khi tiếp thu văn hóa nhân loại và rất dễ bị áp đặt hay đồng hóa về văn hóa.

1. A.A. Belik (2000), Văn hóa học – Những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.

2. A.A. Radugin (2004), Văn hóa học – Những bài giảng (dịch từ tiếng Nga), Viện Văn hóa – Thông tin xuất bản, Hà Nội.

3. A. SchultzEmily -H. LavendaRobert (2001), Nhân học-Một quan điểm về tình trạng nhân sinh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Từ Thị Loan, Lê Thị Kim Loan (2013), Bài giảng môn học Các lý thuyết văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

5. Vũ Dương Ninh (chủ biên, 2012), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thường (2009), Giáo trình Văn hóa học, Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Trần Quốc Vượng (2012), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

8. http://www.vnua.edu.vn/khoa/fita/wp-content/uploads/2013/06/C1.+Gioi+thieu+chung.pdf

9. http://searchtelecom.techtarget.com/definition/telecommunications.

Nguồn file (PDF): Thư viện số Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Thánh Địa Việt Nam Học(https://thanhdiavietnamhoc.com)