Bảo Hiểm Phúc An Sinh Của Pti

Bảo Hiểm Phúc An Sinh Của Pti

Từ 25/10 -31/10/22 , chỉ vài thao tác nhanh chóng, bạn đã có thể mua bảo hiểm TNDS PVI với ưu đãi lên đến 40% trên app VETC.

Từ 25/10 -31/10/22 , chỉ vài thao tác nhanh chóng, bạn đã có thể mua bảo hiểm TNDS PVI với ưu đãi lên đến 40% trên app VETC.

Đối tượng bảo hiểm học sinh, sinh viên

Bảo hiểm học, sinh sinh viên toàn diện

Đối với bảo hiểm học sinh, bảo hiểm sinh viên toàn diện VNI thì đối tượng tham gia bảo hiểm sẽ bao gồm tất cả những đối tượng được xét là học sinh, sinh viên đang theo học ở các trường, từ lớp nhà trẻ, mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, trung tâm giáo dục thường xuyên, học sinh sinh viên các trường cao đẳng, đại học, trung cấp hay các cơ sở dạy nghề tại Việt Nam tất cả đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm học sinh, sinh viên toàn diện này.

Không nhận bảo hiểm các đối tượng sau: Người được bảo hiểm bị ung thư.

Tùy  vào từng số tiền tham gia mà bảo hiểm học sinh, sinh viên toàn diện được phân chia thành các nhóm A, B, C, D

Tổng Công ty Bảo hiểm Hàng không (VNI), bồi thường không thuộc phần loại trừ, trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trong những trường hợp sau đây:

1. Phạm vi bảo hiểm A: Chết do mọi nguyên nhân;

2. Phạm vi bảo hiểm B: Thương tật thân thể do tai nạn;

3. Phạm vi bảo hiểm C: Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật;

4. Phạm vi bảo hiểm D: Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn.

Các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm

Các trường hợp sau đây sẽ không được bảo hiểm bảo vệ:

1.   Hành động cố ý của Người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp (trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi).

2.  Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng trực tiếp do sử dụng rượu, bia, ma túy hoặc các chất  kích thích tương tự khác.

3.   Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ khi được xác nhận đó là hành động tự vệ.

4.   Người được bảo hiểm từ 14 tuổi trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luật, các quy định của nhà trường, chính quyền địa phương.

5.   Điều trị hoặc sử dụng thuốc không theo hướng dẫn của cơ sở y tế.

7.   Nằm viện để kiểm tra sức khỏe hoặc khám giám định y khoa mà không liên quan đến việc điều trị bệnh tật.

8.   Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh tật bẩm sinh, những thương tật và chỉ định phẫu thuật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm.

9.   Điều trị chưa được khoa học công nhận hoặc điều trị thử nghiệm.

10. Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân, tay giả, mắt giả, răng giả.

12. Những bệnh đặc biệt theo định nghĩa ở Điều 4- Quy tắc bảo hiểm.

13. Những bệnh có sẵn theo định nghĩa ở Điều 4 - Quy tắc bảo hiểm.

14. Người được bảo hiểm mắc các bệnh giang mai, lậu, nhiễm vi rút HIV, sốt rét, lao và bệnh  nghề nghiệp.

15. Các hoạt động hàng không (trừ khi với tư  cách là hành khách có vé), các cuộc diễn tập, huấn luyện quân sự, tham gia chiến đấu của các lực lượng vũ trang.

16. Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ.

17. Chiến tranh, nội chiến, đình công.

Thủ tục hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm học sinh

Khi có sự cố xảy ra ngoài ý muốn thì phụ huynh, học sinh, sinh viên cần hoàn tất các giấy tờ sau:

1. Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu của VNI);

3. Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan và/hoặc chính quyền địa phương hoặc công an nơi xảy ra tai nạn (trường hợp tai nạn);

4. Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), Giấy chứng nhận phẫu thuật/Phiếu mổ (trường hợp phẫu thuật) do  người  có  thẩm  quyền  của  cơ  sở  y  tế  ký,  đóng dấu.

5. Giấy chứng tử/ Trích lục khai tử; (trường hợp người được bảo hiểm tử vong);

6. Giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp, trừ trường hợp người thụ hưởng được chỉ định trên Hợp đồng bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm (trường họp tử vong);

7. Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có) có liên quan đến việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật và Quy tắc bảo hiểm này.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bảo hiểm học sinh, bảo hiểm sinh viên toàn diện. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho việc chuẩn bị hành trang cho con bạn tới trường. Bạn có thể liên hệ đến hotline 097.276.5555 để được tư vấn.

Tai nạn lao động (TNLĐ) là điều không mong muốn trong quá trình lao động, sản xuất. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn xảy ra do nhiều nguyên nhân như: Bất cẩn, trục trặc kỹ thuật, sai thao tác,…Người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh lao động, đồng thời, chủ động tìm hiểu về các điều kiện, quyền lợi được hưởng chế độ TNLĐ khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Điểm mới của Luật An toàn vệ sinh lao động

Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hướng đến mục tiêu phòng ngừa, hạn chế TNLĐ. Không phải bất kỳ tai nạn nào trong quá trình làm việc cũng là TNLĐ. TNLĐ được quy định tại Khoản 8, Điều 3 của Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 là những tai nạn “gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.

Trước đây, các vấn đề về TNLĐ được quy định tại Bộ luật Lao động 2012. Luật ATVSLĐ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Luật ATVSLĐ đầu tiên của Việt Nam, trên cơ sở cụ thể hóa một số điều về vấn đề ATVSLĐ của Bộ luật lao động năm 2012 và kế thừa các quy định về bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp của Luật BHXH năm 2014. Luật có nhiều điểm quy định rất mới, có lợi hơn không chỉ cho người lao động (NLĐ) mà còn cho doanh nghiệp, tổ chức, người sử dụng lao động.  Luật gồm 7 chương, 94 điều, trong đó có quyền lợi, nghĩa vụ của NLĐ, người sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác ATVSLĐ.

Thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ TNLĐ tại Luật ATVSLĐ đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, biên bản điều tra TNLĐ trong giải quyết hưởng chế độ TNLĐ được loại bỏ, đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc giải quyết chế độ TNLĐ đơn giản, nhanh gọn, giảm bớt trách nhiệm của cơ quan BHXH trong thực hiện thẩm định hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ.

Bên cạnh đó, một trong những điểm nổi bật của Luật ATVSLĐ là quy định khi xảy ra TNLĐ trong doanh nghiệp, NLĐ và DN được quyền sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để điều trị TNLĐ theo quy định. Trước đây, khi chưa có Luật ATVSLĐ, khi xảy ra TNLĐ trong đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí cho NLĐ điều trị tại các cơ sở y tế cho đến khi thương tật cũng như sức khỏe của NLĐ thật sự ổn định, bình phục. Như vậy, NLĐ bị TNLĐ vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ về BHYT, chế độ TNLĐ kịp thời còn người sử dụng lao động cũng được giảm toàn bộ hoặc một phần chi phí điều trị cho NLĐ. Quy định này phù hợp tình hình thực tế và góp phần chia sẻ gánh nặng cùng người sử dụng lao động.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng đối tượng hưởng chế độ TNLĐ phù hợp với đối tượng đóng BHXH. Cụ thể, Luật ATVSLĐ bổ sung đối tượng NLĐ làm việc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương và NLĐ làm việc không theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, quyền lợi của NLĐ cũng tăng nhiều hơn như: Có quyền yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATVSLĐ tại nơi làm việc; được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được đóng bảo hiểm TNLĐ,…

Trong quy định về Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ tại Điều 45, Luật ATVSLĐ giữ nguyên 3 trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ nhưng bổ sung, diễn giải chi tiết và thực hiện luật hóa một số nội dung tại 2 trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc và trường hợp bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Theo đó, trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm cả khi NLĐ đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động, nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép (nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh,…). Ngoài ra, NLĐ bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý cũng được xem là TNLĐ.

Anh Trần Tuấn Kiệt (ngụ thị trấn Tân Trụ, huyện Tân Trụ) cho biết: “Tôi đến BHXH tỉnh làm thủ tục giải quyết chế độ cho cha bị tai nạn giao thông trong quá trình công tác, gây chấn thương cột sống. Các thủ tục tại đây rất nhanh gọn, không mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại nhiều lần. Luật ATVSLĐ có những quy định rất thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi NLĐ, cải cách thủ tục hành chính. Từ đó, NLĐ bị TNLĐ cũng an tâm dưỡng sức và làm việc, không quá bận tâm về vấn đề chi phí khám, chữa bệnh.”

Luật ATVSLĐ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với sức khỏe làm việc lâu dài cho NLĐ, cải thiện điều kiện lao động. Đồng thời, Luật cũng hướng đến mục tiêu phòng ngừa, hạn chế TNLĐ, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, các nhân sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác ATVSLĐ. Từ đó, giúp NLĐ an tâm lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.

Thông tin về việc giải quyết chế độ tai nạn lao động cho người lao động trong năm qua như sau:

1. Trong năm 2016, BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ cho 183 trường hợp bị TNLĐ, với số tiền là 3.671.970.588 đồng (trong đó, có 144 trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ 1 lần, 28 trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng và 11 trường hợp chết do TNLĐ). Trong quý I/2017, với 42 trường hợp bị TNLĐ, số tiền chi trả là 1.008.973.363 đồng (trong đó, có 32 hưởng trợ cấp TNLĐ 1 lần, 6 trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng và 4 trường hợp chết do TNLĐ).

2. Khi NLĐ đã điều trị ổn đinh, có kết quả giám định y khoa, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp BHXH tỉnh để hoàn thành các thủ tục giải quyết chế độ. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Các hồ sơ, thủ tục cần thiết để giải quyết chế độ TNLĐ tại BHXH tỉnh bao gồm:

-         Điều kiện hưởng chế độ TNLĐ: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau:

-         Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: