(Chinhphu.vn) – Cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I, quý II/2012…
(Chinhphu.vn) – Cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I, quý II/2012…
Nguyên tắc dịch chuyển: nếu lượng ngoại tệ đi vào tăng lên, lượng ngoại tệ đi ra giảm, thì đường BP dịch chuyển sang phải.
Ví dụ 7: Khi xuất khẩu (Xo) tăng, vốn vào tự định (Ko) tăng, nghĩa là tổng ngoại tệ đi vào tăng ở mọi mức lãi suất so với trước, đường (KA + X) dịch chuyển sang phải; để cán cân thanh toán cân bằng đòi hỏi lượng ngoại tệ đi ra (M) cũng phải tăng, và sản lượng cũng phải tăng ở mọi mức lãi suất so với trước. Kết quả đường BP sẽ dịch chuyển sang phải, thể hiện trên hình 9.4:
Ngược lại, lượng ngoại tệ đi vào giảm xuống, lượng ngoại tệ đi ra tăng lên thì đường BP dịch chuyển sang trái.
Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên và Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc ngày 1/1 đã công bố báo cáo số liệu xuất nhập khẩu trong năm 2022.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm ngoái đạt 683,9 tỷ USD, tăng 6,1% so với một năm trước đó. Quy mô nhiều hơn 39,5 tỷ USD so với mức cao nhất đạt được vào năm 2021. Hàn Quốc đã thăng một hạng từ thứ 7 của năm 2021 lên thứ 6 về xuất khẩu trên thế giới (theo thống kê từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022).
Đặc biệt, Hàn Quốc đã đạt được thành tích xuất khẩu lớn nhất từ trước tới nay ở các mặt hàng như chíp bán dẫn, xe ô tô, chế phẩm dầu mỏ và pin thứ cấp.
Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên giải thích trong số các mặt hàng trên, xuất khẩu chíp bán dẫn hệt hống, xe ô tô điện và màn hình điốt phát quang hữu cơ (OLED) đã xác lập mức kỷ lục mới, tỷ trọng của từng mặt hàng cũng được mở rộng, cho thấy xu hướng đạt giá trị gia tăng cao trong ngành công nghiệp xuất khẩu.
Xét theo thị trường xuất khẩu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ vẫn là thị trường chủ lực đưa kim ngạch xuất khẩu năm ngoái đạt mực cao nhất.
Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đã lần đầu chạm mốc 100 tỷ USD nhờ xuất khẩu xe ô tô và pin thứ cấp tăng mạnh.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu năm ngoái đạt 731,2 USD, tăng 18,9%, tương đương tăng 116,1 tỷ USD so với một năm trước đó.
Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều xác lập mức cao nhất, song nhập khẩu tăng mạnh hơn đã khiến cán cân thương mại thâm hụt 47,23 tỷ USD trong năm 2022.
Kim ngạch nhập khẩu ba mặt hàng năng lượng là dầu thô, khí gas và than đá đạt 190,8 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên sau 14 năm, cán cân thương mại của Hàn Quốc thâm hụt sau năm 2008, thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu khởi phát từ Mỹ. Quy mô thâm hụt cũng nhiều gấp đôi so mức thâm hụt cao nhất ghi nhận được vào năm 1996 là 20,6 tỷ USD.
Xét riêng tháng 12/2022, kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 59,7 tỷ USD, giảm lần lượt 9,5% và 2,4% so với một năm trước. Xuất khẩu đã duy trì xu thế giảm liên tục ba tháng liên tiếp kể từ tháng 10. Cán cân thương mại tháng 12 vừa qua thâm hụt hơn 4,68 tỷ USD, đà thâm hụt 9 tháng liền.
Thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 12 (từ ngày 1-15/12) đạt 30,52 tỷ USD, giảm 1,4% (tương ứng giảm 433 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2023.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 12 đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước từ đầu năm đến hết ngày 15/12 đạt 649,96 tỷ USD nhưng vẫn giảm 7,5% (tương ứng tăng giảm 52,53 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Về xuất khẩu, kỳ 1 tháng 12 đạt 15,04 tỷ USD, giảm 8,1% (tương ứng giảm 1,33 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 11/2023. Như vậy, từ đầu năm đến hết 15/12, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 337,62 tỷ USD, giảm 5,2% (tương ứng giảm 18,47 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Nửa đầu tháng 12, nhập khẩu của cả nước đạt 15,48 tỷ USD, tăng 6,1% (tương ứng tăng 893 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 11/2023.
Các nhóm hàng nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 12 tăng so với kỳ 2 tháng 11 như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 135 triệu USD (tương ứng tăng 3,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 62 triệu USD (tương ứng tăng 3,3%)...
Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/12, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt 312,35 tỷ USD, giảm 9,8% (tương ứng giảm 34,06 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Tính đến ngày 15/12, cán cân thương mại của cả nước thặng dư hơn 25 tỷ USD.
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, điểm sáng nhất trong bức tranh xuất nhập khẩu năm 2023 chính là cán cân thương mại cả năm tiếp tục xuất siêu với mức thặng dư ước đạt 26 tỷ USD, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.
Đặc biệt, các doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội mang lại từ cam kết trong các Hiệp định FTA. Trị giá kim ngạch xuất khẩu có sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi (C/O) ngày càng cao. 9 tháng năm 2023, trị giá xuất khẩu có sử dụng C/O đạt 64 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều nhóm ngành hàng đã tận dụng tốt C/O nhằm đẩy mạnh xuất khẩu như gạo, dệt may...
Hàn Quốc đang dần chuyển đổi hình ảnh từ một đất nước phát triển về ngành chế tạo sang một đất nước vững mạnh về ngành dịch vụ. Trong suốt 14 năm qua kể từ năm 1998, cán cân dịch vụ của quốc gia này liên tiếp rơi vào tình trạng thâm hụt, thì nay lại đang cho thấy khả năng sẽ đạt thặng dư. Hôm nay, Giám đốc Park Jung-soo thuộc Trung tâm nghiên cứu ngành công nghiệp dịch vụ của Viện nghiên cứu công nghiệp Hàn Quốc sẽ giải thích rõ hơn về những thay đổi và triển vọng của cán cân dịch vụ Hàn Quốc. Trước tiên, ông Park sẽ nhận định về những chuyển biến tích cực của ngành công nghiệp dịch vụ trong năm nay.
Cán cân dịch vụ của Hàn Quốc là nguyên nhân thu hẹp thặng dư của cán cân hàng hóa. Trong nhiều năm qua, cán cân dịch vụ vốn luôn thâm hụt nặng nề nhưng giờ được kỳ vọng sẽ đạt thặng dư là nhờ vào sức tăng trưởng mạnh mẽ của thu nhập dịch vụ. Cán cân dịch vụ từng đạt 13,3 tỷ USD vào năm 2006 rồi kể từ sau đó, mức độ thâm hụt đã giảm dần và cuối cùng cũng đạt được thặng dư thực sự vào nửa đầu năm nay. Cụ thể, Hàn Quốc đã thu về 1,49 tỷ USD thặng dư của ngành dịch vụ trong 5 tháng đầu tiên của năm 2012. Con số này đã thặng dư 4,2 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái, thời điểm ngành công nghiệp dịch vụ của Hàn Quốc bị thâm hụt 2,7 tỷ USD. Mặc dù lĩnh vực dịch vụ kinh doanh bị thâm hụt 7 tỷ USD nhưng dịch vụ du lịch đã giảm mức thâm hụt với 1,86 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, dịch vụ xây dựng vẫn duy trì tốt khả năng thặng dư với 7,16 tỷ USD, tăng 57,5% so với cùng thời điểm năm trước. Đây là một con số khá ấn tượng có khả năng bù đắp cho phần thiếu hụt của khu vực dịch vụ kinh doanh.
Dù rằng xuất khẩu dịch vụ của Hàn Quốc đang trên đà tăng so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong vài năm gần đây nhưng cán cân dịch vụ hàng năm của quốc gia này đã rơi vào tình trạng thâm hụt liên tục trong vòng 13 năm qua, kể từ sau khi đạt được thặng dư 1,7 tỷ USD vào năm 1998 cho đến tận năm ngoái. Và thật đáng mừng khi cán cân dịch vụ 5 tháng đầu năm nay lại có thể đạt được thặng dư 1,49 tỷ USD, một khoảng cách khá lớn so với mức thâm hụt 2,7 tỷ USD được ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái. Vậy, lý do nào đã mang lại thặng dư cho cán cân dịch vụ của Hàn Quốc vào năm nay? Ông Park giải thích:
Sự đảo ngược ấn tượng của cán cân dịch vụ trong năm nay chính là nhờ sự tăng trưởng đáng kể của cán cân dịch vụ ngành xây dựng và sự thu hẹp thâm hụt của ngành du lịch. Hàn Quốc có thế mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ xây dựng nên rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã trở thành nhà thầu của các dự án lớn tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á và Trung Nam Mỹ. Hơn nữa, kể từ sau “cuộc cách mạng Hoa Nhài”, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng dân sinh như đường, trường, trạm tăng cao tại Trung Đông ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng đầu tư của dịch vụ xây dựng ngoài nước của Hàn Quốc. Ngoài ra, tuy số lượng người Hàn Quốc du học hoặc du lịch nước ngoài có giảm, nhưng số lượng du khách Trung Quốc và Nhật Bản đến xứ sở này lại đang ngày một gia tăng, giúp ngành dịch vụ du lịch có thể giảm thâm hụt đáng kể. Dòng chảy du lịch đó có thể một phần là do trận động đất đã tàn phá đất nước Nhật Bản vào năm ngoái, nhưng phần lớn là nhờ sự truyền bá thành công dòng nhạc K-Pop và các bộ phim truyền hình Hàn Quốc sang hai thị trường này.
Nguyên nhân khiến nhiều năm qua Hàn Quốc liên tiếp bị thâm hụt cán cân dịch vụ là do sự chênh lệch thâm hụt lớn giữa các ngành dịch vụ kinh doanh, dịch vụ du lịch và dịch vụ quyền sở hữu trí tuệ. Thâm hụt lĩnh vực dịch vụ kinh doanh bao gồm thiết kế, tư vấn và kỹ thuật. Đây là những yếu tố thiết yếu trong sản xuất hàng hóa. Khi việc xuất khẩu các sản phẩm ngành chế tạo ngày một gia tăng thì thâm hụt lĩnh vực này cũng sẽ càng trở nên lớn hơn. Do thiếu công nghệ nguồn nên quốc gia này đã phải trả một số tiền khá lớn để có thể sử dụng bản quyền sáng chế cho việc xuất khẩu hàng hóa công nghệ cao cấp. Chính điều này khiến ngành dịch vụ liên tục rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Mặc dù kinh tế khó khăn trong thời gian gần đây đã làm giảm số lượng người Hàn Quốc du học hoặc du lịch ở nước ngoài nhưng sự gia tăng số lượng khách du lịch Trung Quốc và Nhật Bản cùng sự mở rộng các dự án xây dựng ở nước ngoài đã giúp cán cân dịch vụ của quốc gia này đạt thặng dư. Những chuyển biến tích cực trong ngành công nghiệp dịch vụ là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trong nước. Giám đốc Park phân tích:
Ngành công nghiệp dịch vụ đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc trên cả hai lĩnh vực giá trị gia tăng và việc làm. Giá trị gia tăng của lĩnh vực này đạt tăng trưởng trung bình hàng năm 6,6% từ năm 2001 đến năm 2011. Tổng giá trị gia tăng của năm ngoái chiếm 58% tổng giá trị của toàn ngành công nghiệp. Nhưng điều quan trọng hơn chính là khả năng tạo ra công ăn việc làm. Năm 2007, khu vực dịch vụ đạt hiệu quả tạo công ăn việc làm gấp đôi so với khu vực chế tạo. Và năm 2009, số lượng việc làm của ngành công nghiệp dịch vụ chiếm 74,2% so với tổng số lượng việc làm của toàn ngành công nghiệp. Do đó, công nghiệp dịch vụ sẽ càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết nạn thất nghiệp đang gia tăng do sự thu hẹp tuyển dụng của lĩnh vực sản xuất.
Dịch vụ là một trong những lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế Hàn Quốc, chiếm 58% GDP quốc gia. Tuy nhiên, thị phần toàn cầu mới chỉ ở mức 2,21%, chênh lệch khá lớn so với thị phần xuất khẩu hàng hóa vốn đang được xếp vị trí thứ 7 thế giới. Hơn nữa, do ngành công nghiệp dịch vụ của Seoul chủ yếu hướng vào người tiêu dùng trong nước nên thiếu kinh nghiệm tại các thị trường ngoài nước. Vì nhận thức được vai trò của thương hiệu Hàn Quốc tại nước ngoài vẫn chưa cao nên vào ngày 4/7 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã lựa chọn 4 lĩnh vực trọng điểm của ngành dịch vụ và các quốc gia đầu tư chủ đạo, đồng thời đưa ra một loạt các biện pháp nhằm khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ mở rộng đầu tư ở nước ngoài theo từng lĩnh vực. Theo đó, Chính phủ có chủ trương mở rộng quy mô hỗ trợ tài chính cho ngành xuất khẩu liên quan đến lĩnh vực dịch vụ. Vậy, những chính sách này liệu có thể giúp Hàn Quốc trở thành một đất nước có tiềm năng cạnh tranh về xuất khẩu dịch vụ được hay không? Ông Park nhận định:
Có rất nhiều chính sách nhằm phát triển ngành công nghiệp dịch vụ theo hướng phù hợp với đặc thù của ngành và đặc trưng của từng quốc gia. Hàn Quốc cũng nên có quan điểm như vậy. Có thể nói chính sách mới nhất của Chính phủ đưa ra lần này là mở rộng các biện pháp xúc tiến xuất khẩu dịch vụ vốn đã được công bố vào năm 2010. Tuy nhiên, nó có tính chiến lược cụ thể hơn và liên quan đến các thị trường mục tiêu. Điều này phù hợp với các khuyến nghị của Trung tâm nghiên cứu kinh tế khi cho rằng Hàn Quốc nên tập trung vào các chính sách thúc đẩy chương trình du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe toàn cầu, hỗ trợ đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng cường thế mạnh của ngành công nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ toàn cầu. Mặt khác, do ngành công nghiệp dịch vụ đang giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, nên Chính phủ cần phải tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng nhu cầu tiêu thụ. Đồng thời, Hàn Quốc nên thực hiện các biện pháp nhằm khác biệt hóa các lĩnh vực dựa vào đặc thù riêng của từng ngành để đạt được hiệu quả tăng trưởng cao ngành công nghiệp dịch vụ.
Hàn Quốc nên sớm thoát ra khỏi tình trạng thâm hụt cán cân dịch vụ vốn đã kéo dài nhiều năm. Mặt khác, do việc xuất khẩu hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn và quy trình tự động hóa sản xuất dẫn tới việc cắt giảm việc làm, nên Seoul cũng cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dịch vụ. Như vậy, những chính sách hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía Chính phủ sẽ là nền tảng bền vững để duy trì thặng dư cán cân dịch vụ của nền kinh tế quốc gia.