Việc áp thuế suất 47,6% đối với đường nhập khẩu (từ Thái Lan và 5 nước ASEAN khác) được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường, giúp tăng giá đường nội địa.
Việc áp thuế suất 47,6% đối với đường nhập khẩu (từ Thái Lan và 5 nước ASEAN khác) được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường, giúp tăng giá đường nội địa.
Theo đó, thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện được đề nghị phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá (theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 11/2022/TT-BCT ngày 27-6-2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương).
Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường (mã HS 17.01) phân giao năm 2024 theo phương thức đấu giá là 126.000 tấn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá khởi điểm là 2.100.000 đồng/tấn, bước giá là 50.000 đồng/tấn, tiền đặt trước: (giá khởi điểm x số lượng đường đăng ký phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu) x 10%.
Hồ sơ đề nghị phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2024 theo phương thức đấu giá thực hiện theo quy định tại Thông báo.
Thời điểm nhận hồ sơ tính theo dấu công văn đến của Bộ Công Thương, từ 8 giờ ngày 29-8-2024 đến 17 giờ ngày 10-9-2024.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Bộ Công Thương đang dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và dự kiến tháng 11 năm nay sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thông qua đề nghị xây dựng Nghị định.
Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) vừa có công văn số 5971/BCT-ĐB gửi các địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và viện trường của 63 tỉnh, thành phố để thông báo về việc tổ chức các lớp đào tạo để trở thành chuyên gia hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới năm 2024, bao gồm các chương trình đào tạo khóa cơ bản và khóa chuyên sâu.