Giảm Phát Thải Trong Nông Nghiệp

Giảm Phát Thải Trong Nông Nghiệp

Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)

Giảm phát thải CO2 là gì, nó được định nghĩa là giảm thiểu lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch do hoạt động của con người gây ra. Quá trình được thực hiện ở cả phía cầu cũng như phía cung thông qua việc cải thiện hiệu quả, giảm mức tiêu thụ năng lượng, sử dụng một số công nghệ năng lượng thay thế và sử dụng ít carbon chuyển sang những năng lượng thân thiện với môi trường hơn.(1)

Thực trạng chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Dưới đây là một số thông tin cụ thể về hiện trạng, kết quả và hành động liên quan đến chứng chỉ giảm phát thải tại Việt Nam.

Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải CO2, bao gồm việc thiết lập hệ thống chứng chỉ giảm phát thải. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện(6)

Giảm phát thải CO2 là một trong những nhiệm vụ cấp bách để bảo vệ môi trường và duy trì khí hậu ổn định. Chứng chỉ giảm phát thải đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp giảm lượng phát thải và đầu tư vào công nghệ sạch. Tuy nhiên, để hệ thống này hoạt động hiệu quả, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế, cùng với việc cải tiến liên tục các cơ chế và chính sách liên quan.

Tại Việt Nam, hệ thống chứng chỉ giảm phát thải đang dần được hoàn thiện và đã đạt được một số kết quả tích cực. Với các hành động cụ thể và sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam đang từng bước tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việc thu lợi nhuận từ việc bán tín chỉ Carbon đã thu lại lợi nhuận hàng tỷ đồng cho Việt Nam. Cụ thể tại Quảng Bình đã nhận 82,4 tỉ đồng từ việc bán tín chỉ carbon của 469.317 ha rừng. Bộ NN-PTNT cho biết, có đến 6 tỉnh tham gia Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ (ERPA) với đại diện là Bộ NN-PTNT và Ngân hàng thế giới (WB) giai đoạn 2018 – 2024. Theo thỏa thuận trên, trong năm 2023, VN đã chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2e cho WB với tổng số tiền nhận về là 51,5 triệu USD, tương ứng 1.200 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT còn ký “Ý định thư về mua bán giảm phát thải” với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) cho 11 tỉnh vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ. VN sẽ chuyển nhượng cho Emergent khoảng 5,15 triệu tấn CO2e với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD) cho giai đoạn 2022 – 2026. Như vậy có thể thấy những tín hiệu tích cực trong việc vận hành và sử dụng tín chỉ Carbon tại Việt Nam(7)

Người dân Lương Tài ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu, quyết tâm đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, những năm qua, diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần, nhường chỗ cho phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Bên cạnh đó, những khó khăn về thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, thiếu hụt nhân lực và tình trạng giá cả bấp bênh vẫn chưa được kiểm soát, chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn ít, chưa bền vững, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp rủi ro cao. Đặc biệt, diện tích đất nông nghiệp giảm, đã làm cho không gian sản xuất nông nghiệp bị “co hẹp”. Tuy nhiên, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chỉ đạo xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về cây, con giống, chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ, cơ giới hóa trong sản xuất,.. cùng với nhiều chính sách về nông nghiệp được thực thi có hiệu quả theo từng giai đoạn, nên sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của Bắc Ninh luôn đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm, không chỉ đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh, thành phố lân cận.

Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Bắc Ninh năm 2021 là 8.248 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân là 0,1%; Tỷ trọng trong GRDP khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2,7%; đóng góp của ngành nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh 0,1%; Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh duy trì 11,7%.

Các chính sách “dồn điền đổi thửa”, tích tụ ruộng đất được triển khai hiệu quả đã từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô khá lớn. Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được đẩy mạnh áp dụng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 1.105 vùng sản xuất lúa; trên 71 vùng rau màu chuyên canh; 9 vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung; 24 vùng sản xuất cây ăn quả tập trung. Trong sản xuất, đã từng bước ứng dụng phun thuốc trừ sâu bệnh trên lúa bằng máy bay không người lái và công nghệ truy xuất nguồn gốc Agricheck áp dụng phương pháp “4 cùng” (cùng giống, cùng gieo cấy, cùng xứ đồng, cùng thu hoạch). Cơ cấu sản xuất trong từng lĩnh vực cũng có sự chuyển biến rõ rệt từ số lượng sang tập trung vào chất lượng và giá trị kinh tế. Cơ giới hóa được triển khai mạnh mẽ trong nhiều khâu sản xuất, góp phần giảm công lao động, tăng năng suất, hiệu quả và đưa giá trị sản xuất trồng trọt trên 01ha đất canh tác lên trên 115,4 triệu đồng vào năm 2021.

Trong chăn nuôi, mô hình chăn nuôi truyền thống trong khu dân cư với quy mô nhỏ, lẻ ngày càng giảm mạnh, một mặt do ô nhiễm môi trường, mặt khác do hiệu quả kinh tế thấp; trong khi chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được mở rộng và phát triển, trên địa bàn tỉnh có trên 50 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp sử dụng công nghệ chuồng lồng, kín và xử lý chất thải sinh học, hệ thống quản lý 5S. Những năm mới tái lập tỉnh, tỷ lệ hộ gia đình chăn nuôi dưới 10 con lợn chiếm trên 80% số hộ chăn nuôi lợn, đến nay đã giảm xuống còn trên 20%, tổng đàn lợn có trên 288 nghìn con và đàn gia cầm có trên 5,8 triệu con.

Quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới được thực hiện có hiệu quả với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Sau 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả tích cực và rộng khắp. Nhờ đó, khu vực nông thôn đã có bước phát triển toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao, diện mạo nông thôn thay đổi theo hướng đô thị, văn minh, hiện đại. Tính đến hết năm 2020, 100% các xã trong tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 8/8 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, trong đó, 06 huyện và 01 thành phố Từ Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Bắc Ninh là 1 trong 14 tỉnh được công nhận tỉnh nông thôn mới. Hiện nay, 100% các xã, huyện trong tỉnh đã và đang triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó, có 12/89 xã đã được Đoàn thẩm định tỉnh đánh giá cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm được tích cực triển khai, đến nay, toàn tỉnh đã công nhận được 75 sản phẩm OCOP, trong đó 23 sản phẩm 3 sao, 52 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm OCOP được đảm bảo về chất lượng, mẫu mã bao bì và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện có 62 sản phẩm đã đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2022.

Kinh tế làng nghề nông thôn tiếp tục được quan tâm phát triển, có 65 làng nghề, gồm 41 làng nghề truyền thống và 24 làng nghề mới với khoảng 28.342 hộ tham gia ngành nghề chính, chiếm 62,74% số hộ trong làng nghề và có 73.954 lao động làm nghề với thu nhập trung bình đạt khoảng 8 triệu đồng/người/tháng.

Tỉnh Bắc Ninhg đặt mục tiêu trong thời gian tới tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao, chuỗi giá trị. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn phù hợp với từng giai đoạn. Huy động có hiệu quả nguồn lực xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, thủy lợi theo hướng đa chức năng. Thực hiện tốt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Nguyễn Thị Mai – Văn phòng Tỉnh ủy