Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Sổ tay Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố gồm có 05 Chương: Một số vấn đề chung về THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Chương 1); THQCT, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (Chương 2); THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự (Chương 3); THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố (Chương 4) và THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn (Chương 5).
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng Sổ tay Kiểm sát viên thực hiện quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố gồm có 05 Chương: Một số vấn đề chung về THQCT, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Chương 1); THQCT, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự (Chương 2); THQCT, kiểm sát điều tra vụ án hình sự (Chương 3); THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố (Chương 4) và THQCT, kiểm sát việc áp dụng thủ tục rút gọn (Chương 5).
– B1: Xác định phạm vi ngành luật (VD vụ việc thuộc ngành luật lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, …)
– B2: Tìm ra văn bản pháp luật, các điều luật
– B3: Xác định hiệu lực pháp lý của văn bản pháp luật
– B4: Điều luật có nội dung “vênh” nhau ==> cần xác định sẽ áp dụng điều luật nào
– B6: Vận dụng linh hoạt điều luật
Vợ chồng cụ Thông có 5 người con có tên là ông Vũ, ông Trụ, bà Bền, ông Chắc, ông Ngọ. Cụ Thông qua đời năm 1995 và cụ bà qua đời năm 2004, các cụ không để lại di chúc. Trong số 5 người con, chỉ có vợ chồng ông Ngọ ở trên đất của 2 cụ với diện tích 400 m2 tại quận Tây Hồ từ năm 1985, những người con khác đều đã có nơi ở độc lập riêng biệt. Tháng 2/2017, ông Chắc làm đơn khởi kiện ra tòa án Tây Hồ đề nghị chia thừa kế của bố mẹ để lại. Tại các phiên hòa giải, có 3 quan điểm khác nhau:
+ ông Trụ, bà Bền, ông Chắc cùng đòi chung 100 m2 đất, còn 300 m2 đất ông Vũ và ông Ngọ chia với nhau thế nào thì tùy
+ ông Vũ đòi 150 m2 đất và chia cho ông Ngọ 150 m2, còn 100 m2 đem bán và chia đều cho 5 người
+ ông Ngọ đòi 200 m2, cho ông Vũ 100 m2, còn lại 100 m2 mang bán, lấy 1 tỷ xây nhà thờ họ, còn lại chia cho 3 người còn lại
(định giá sơ bộ mảnh đất 400 m2 có giá 50 triệu đồng / m2)
Sau các lần hòa giải không thành, ông Ngọ đã mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Với tư cách là luật sư của ông Ngọ, giải pháp tư vấn của các bạn là gì ?
Giảng viên: thầy Nguyễn Mạnh Hùng (TS)
– Tìm hiểu khách hàng, nội dung vụ việc
– Tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng
– Thỏa thuận, ký Hợp đồng tư vấn
– Học hàm, học vị: nêu bật học hàm, học vị để tạo niềm tin với khách hàng (tuy nhiên tránh tác dụng ngược: có bằng cấp cao thì chỉ có lý thuyết mà thiếu thực tiễn)
– Kinh nghiệm: nêu kinh nghiệm tư vấn những vụ việc tương tự
– Phong cách: chuyên nghiệp, tạo niềm tin ngay khi mới gặp khách hàng
– Khả năng giao tiếp: thân thiện, cởi mở, cảm thông (nếu vụ việc có tính chất “buồn”)
– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động tư vấn PL
– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên
– Tư vấn PL theo giờ: Phiếu yêu cầu tư vấn
Chú ý: mặc dù ghi là Phiếu nhưng đây vẫn là 1 loại hợp đồng
– Tư vấn PL theo vụ việc: Hợp đồng tư vấn PL theo vụ việc
– Tư vấn PL thường xuyên: Hợp đồng tư vấn PL thường xuyên. Chủ yếu khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp
– Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
– Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích: không nhận tư vấn cho 2 bên đang tranh chấp nhau
– Nguyên tắc trung thực, khách quan: cả về chuyên môn (chỉ nhận tư vấn khi có chuyên môn vững vàng về lĩnh vực đó, tránh nhận “bừa” rồi phán “bừa”) và về tài chính (chi phí, thù lao rõ ràng)
– Nguyên tắc bảo mật thông tin về vụ việc của khách hàng
– Nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước PL về nội dung tư vấn
+ có bản lĩnh chính trị: dám bảo vệ luật pháp, bảo vệ lẽ phải đến cùng, không bị khuất phục bởi đe dọa, cường quyền, tiền bạc
+ nội dung tư vấn phải cụ thể, rõ ràng
+ đảm bảo nhanh chóng, kịp thời: VD ngay khi thấy đối tượng phạm tội có biểu hiện tẩu tán tài sản, cần tư vấn để thân chủ yêu cầu cơ quan chức năng kịp thời phong tỏa tài sản
+ tôn trọng sự tự quyết của khách hàng: trường hợp có nhiều phương án để giải quyết vụ việc
Bởi hoạt động tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nhất định, nên kĩ năng cứng là nền tảng tiên quyết, đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn để có thể thực hiện được hoạt động tư vấn. Không có trình độ chuyên môn kĩ thuật thì không thể nào có thể giải đáp pháp luật, hướng dẫn khách hàng xử sự phù hợp, cung cấp dịch vụ pháp lí… cho khách hàng đúng pháp luật được.
Để làm được điều đó, đầu tiên phải có chuyên môn vững chắc về pháp luật, về những lĩnh vực cần yêu cầu tư vấn. Ví dụ như để có thể tư vấn cho khách hàng về việc thành lập doanh nghiệp, thì người thực hiện tư vấn phải có kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, như: các loại hình doanh nghiệp cùng đặc điểm của các loại hình đó, giấy tờ, thủ tục thành lập doanh nghiệp như thế nào, thời gian bao lâu, cần đáp ứng những điều kiện gì…
Hay tư vấn về vấn đề ly hôn chủ thể thực hiện hoạt động tư vấn cần phải nắm vững kiến thức pháp luật về hôn nhân gia đình, các căn cứ ly hôn, thủ tục ly hôn, thời gian ly hôn, các vấn đề xoay quanh: tranh chấp tài sản vợ chồng sau ly hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng,… Phải có kĩ năng cứng, năng lực chuyên môn cần thiết mới thỏa mãn điều kiện cần trong kỹ năng tư vấn pháp luật.
– Thu thập, đánh giá và xử lý thông tin về vụ việc
– Tư vấn về căn cứ pháp lý giải quyết vụ việc
– Sắp xếp, nghiên cứu hồ sơ vụ việc: thông thường sắp xếp theo thứ tự thời gian của hồ sơ
– Xây dựng các phương án giải quyết vụ việc
– Dự báo toàn diện về những thuận lợi, khó khăn của từng phương án
– Xây dựng kế hoạch giải quyết vụ việc (dự kiến về thời gian, nhân sự, kinh phí)
– Dự thảo các văn bản thực hiện quyền, nghĩa vụ cho khách hàng (văn bản/hợp đồng ủy quyền; văn bản khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh; văn bản hành chính, …)
a. Một số lưu ý đối với người đại diện theo ủy quyền
– Nắm chắc các quy định của PL liên quan đến nội dung ủy quyền
– Nắm chắc các căn cứ thực tiễn để thực hiện quyền, nghĩa vụ được ủy quyền
– Không thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng ngoài phạm vi được ủy quyền (về nội dung và thời gian ủy quyền)
b. Một số lưu ý khi thực hiện quyền, nghĩa vụ theo ủy quyền của người khiếu nại
– Nên từ chối làm đại diện cho những khách hàng có biểu hiện không tốt về đạo đức hoặc có biểu hiện quá khích
– Nên chứng thực giấy ủy quyền tại UBND cấp xã
– Cần chú trọng thực hiện các quyền, nghĩa vụ bằng văn bản
– Cần chú ý sử dụng phương tiện kỹ thuật: chụp hình, ghi âm, quay video
Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)
Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Đại học Luật Hà Nội
(bài giảng Kỹ năng tư vấn pháp luật – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Vấn đề 1: Khái quát về tư vấn PL và kỹ năng tư vấn PL. 2
Vấn đề 2: Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng tư vấn PL. 4
Vấn đề 3: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề pháp lý. 8
Vấn đề 5: Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng. 10
Vấn đề 4: Trình bày phương án tư vấn. 12
Giảng viên: thầy Vũ Văn Cương (Giám đốc TT Tư vấn PL-ĐH Luật HN)