Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Cũng như các địa phương khác, việc thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu vùng 2024 Hải Dương được triển khai đồng bộ. Ngoài việc thực hiện tăng lương 6%, ở các địa bàn được nâng vùng lương tối thiểu còn được tăng thêm do tăng vùng.
Tiền lương tối thiểu vùng 2024 là căn cứ để lao động và người sử dụng lao động đàm phán thỏa thuận về tiền lương. Mức lương doanh nghiệp trả cho người lao động phải đảm bảo cao hơn mức lương tối thiểu vùng và có tính toán cả tiền lương có yếu tố kỹ thuật và thâm niên của lao động.
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng hoặc chậm trả lương sẽ bị xử phạt. Ảnh: N.T
Trong trường hợp doanh nghiệp trả lương cho lao động thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng được Chính phủ quy định, hoặc chậm trả thì sẽ bị xử phạt. Mức phạt dao động từ 20 -75 triệu đồng tùy từng trường hợp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 2 lần.
Như vậy, nếu chủ sử dụng tại Hải Dương mà trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng 2024 Hải Dương thì công ty ngoài bị phạt tiền còn bị buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động.
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để người lao động và người sử dụng lao động đàm phán mức tiền lương và là căn cứ xác định mức đóng BHXH bắt buộc tối thiểu áp dụng ở các đơn vị và doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu vùng của Hà Nội năm 2021 được quy định như sau:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu mới dành cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; lao động làm việc tại các hợp tác xã, lao động làm việc tự do không có hợp đồng lao động.
Theo đó, Nghị định 74 quy định lương tối thiểu vùng 2024 Hải Dương áp dụng cho 3 vùng kinh tế là vùng I, vùng II và vùng III. Cụ thể là:
Vùng I chỉ bao gồm TP. Hải Dương. Mức lương tối thiểu vùng ở đây là 4.960.000 đồng/tháng; lương tối thiểu vùng theo giờ là 23.800 nghìn đồng/ giờ.
Vùng II bao gồm các TP. Chí Linh; thị xã Kinh Môn; các huyện Cẩm Giàng; Nam Sách; Kim Thành; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ. Mức lương tối thiểu vùng ở đây là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ.
Vùng III bao gồm: các huyện Thanh Hà; Thanh Miện; Ninh Giang. Mức lương tối thiểu vùng ở đây là 3.860.000 đồng/tháng và 18.600 đồng/giờ.
Lương tối thiểu vùng 2024 Hải Dương đã có sự điều chỉnh về vùng và tăng thêm 6% theo mức tăng chung chính phủ quy định. Ảnh: Trung Thành
So với mức tiền lương tối thiểu 2023 áp dụng tại Hải Dương thì mức tiền lương tối thiểu vùng 2024 Hải Dương mới nhất áp dụng từ 1/7 có sự khác biệt về vùng. Mức lương này vẫn được áp dụng cho 3 vùng, nhưng thay vì trước đây chỉ có 3 vùng là vùng II, vùng III và vùng IV thì nay được đẩy lên một bậc chỉ còn vùng I, II và vùng III.
Điều này phù hợp với sự phát triển tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giúp tiền lương đảm bảo đời sống cho công nhân, lao động sống trên địa bàn đó.
Vùng II, gồm các địa bàn T.P Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
Vùng III, gồm các địa bàn: Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại.
Như vậy, mỗi một địa bàn đã được nhấc lên 1 bậc, điều này giúp lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương được tăng lương kép.
Tuy vậy, theo ghi nhận của PV Báo Dân Việt, đa phần người lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã được trả tiền lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2024. Nhiều doanh nghiệp chỉ lấy lương tối thiểu vùng làm căn cứ để tính đóng BHXH.
Thành phố Hà Nội có 12 quận, 17 huyện, 1 thị xã, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ dịch vụ kế toán,kê khai và nộp thuế. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ!
Sáng nay (20/12), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Sáng nay (20/12), Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Kết thúc phiên họp, với đa số phiếu đồng thuận, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6% để khuyến nghị Chính phủ.
Nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ ngày 1/7/2024 (cùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực nhà nước). Cụ thể, lương tối thiểu vùng tăng bình quân theo tháng là 6%.
Theo đó, mức lương tối thiểu có thể được áp dụng từ ngày 1/7/2024 cụ thể: Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Trước đó, tại phiên thảo luận, cả đại diện giới chủ và người lao động đều thống nhất thời điểm tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024. Tuy nhiên 2 bên chưa thống nhất được mức tăng.
Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, tại phiên họp lần này, phía đại diện cho người lao động đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 6,5% - 7,3%, thời điểm tăng lương từ 1/7/2024.
Theo ông Ngọ Duy Hiểu, 2 mức đề xuất được đưa ra trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, xã hội, cân nhắc nhiều mặt, gồm cả trách nhiệm chia sẻ với người sử dụng lao động.
"Hy vọng các bên sẽ có tiếng nói chung để chốt được mức lương tối thiểu vùng phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người lao động. Trong bối cảnh lương của khu vực công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ tăng từ 1/7 năm sau, việc điều chỉnh lương của người lao động cùng thời điểm đó là phù hợp", ông Ngọ Duy Hiểu nói.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cũng cho biết, mức tăng đề xuất ở lần họp này cao hơn so với phiên họp lần trước do tình hình kinh tế xã hội có dấu hiệu tốt hơn.
Trong khi đó, mục tiêu tăng lương tối thiểu từ 1/1/2024 không thực hiện được vì thủ tục pháp lý. Khi lùi thời điểm tăng lương một khoảng thời gian (6 tháng) cần phải nâng mức tăng để bù đắp cho người lao động.
"Chúng tôi đồng tình với việc tăng lương tối thiểu vùng cùng với thời điểm tăng lương ở khu vực công để đảm bảo tính đồng bộ, thể hiện trách nhiệm chung ở cả 2 khu vực", ông Ngọ Duy Hiểu thông tin.
Về phía doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết, VCCI đồng tình tăng lương, song mức tăng theo đề xuất của Công đoàn chưa phù hợp với tình hình hiện nay.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, mức tăng 6% là cao, nếu tăng ở ngưỡng 4% hợp lý hơn: "Việc điều chỉnh là cần thiết trong thời gian tới, bởi lương khu vực công điều chỉnh, thì khu vực doanh nghiệp cũng cần thực hiện tương ứng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp cũng rất khó khăn, thậm chí nhiều đơn vị đang phải "gồng mình" để duy trì việc làm cho người lao động".
Nói thêm về thị trường lao động hiện nay, ông Phòng cho rằng, thị trường trong nước và quốc tế đều khó khăn, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu.
Bên cạnh đó, tình hình quốc tế ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, khiến đơn hàng của doanh nghiệp giảm, việc làm của người lao động cũng bị giảm.
Doanh nghiệp ra khỏi thị trường vẫn còn nhiều. Bên cạnh mục tiêu giữ việc làm, doanh nghiệp cũng phải tính đến việc điều chỉnh chế độ cho người lao động, căn cứ theo sức chịu đựng, năng lực chi trả của doanh nghiệp.