Nguyền Rủa Bằng Lời Nói

Nguyền Rủa Bằng Lời Nói

Sau 10 năm làm cho một doanh nghiệp công nghệ, Thế Hoàng (Đà Nẵng) nhận thông báo nằm trong diện nghỉ việc vì "công ty đang gặp khó khăn".

Sau 10 năm làm cho một doanh nghiệp công nghệ, Thế Hoàng (Đà Nẵng) nhận thông báo nằm trong diện nghỉ việc vì "công ty đang gặp khó khăn".

Từ kỹ sư phần mềm tới công nhân nhà máy

Theo báo chuyên về tài chính của Trung Quốc Nhất Tài tháng 4-2023, dữ liệu công khai với tất cả người làm công ăn lương ở nước này cho thấy không tới 33% là dưới 35 tuổi, nhưng gần 65% số đó đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông, phần mềm và công nghệ thông tin, tức 7/10 nhân viên ngành công nghệ là dưới 35 tuổi.

Và xu hướng đó không chỉ dừng lại ở những lĩnh vực thời thượng như công nghệ. Đầu năm 2023, một khảo sát của zhaopin.com cho thấy 85% nhân viên văn phòng nói 35 là ngưỡng tuổi tuyển dụng quan trọng.

Khoảng 47% tin rằng rất khó tìm được việc làm sau 35 tuổi. Một số ngành dễ bị phân biệt tuổi tác nhất là Internet với chu kỳ đổi mới nhanh, ngành tài chính có tính cạnh tranh cao và các ngành văn hóa, giải trí đòi hỏi sáng tạo.

Khoảng 53% nhân viên Internet cho biết "rất khó tìm việc sau 35 tuổi" và tỉ lệ này là 52% đối với những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, giải trí và thể thao.

Một hội chợ việc làm ở Trung Quốc. Ảnh: Sixth Tone

Và đây không chỉ là vấn đề của nhân sự trong các ngành đòi hỏi kỹ năng cao. Trong các công việc cần ít kỹ năng thì người lớn tuổi càng gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm việc mới. Các nhà tuyển dụng hiện ưu tiên lao động trẻ và có nhiều sức khỏe hơn cho hầu hết các công việc sản xuất chế tạo không yêu cầu nhiều kỹ năng, trong khi các vị trí được trả lương cao hơn thì ngoài tầm với của những công nhân bình thường.

Nhìn từ góc nhìn nhân khẩu học rộng lớn hơn ở Trung Quốc, theo dữ liệu điều tra dân số mới nhất của nước này, quá trình già hóa đang diễn ra với tốc độ chóng mặt.

Gần 1/5 dân số Trung Quốc vào năm 2020 là những người từ 60 tuổi trở lên, tăng 5,4 điểm phần trăm so với một thập kỷ trước. Trong khi đó, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15 - 59) tiếp tục giảm, khiến độ tuổi trung bình của lực lượng lao động đang tăng nhanh. Độ tuổi trung bình này là 38,8 tuổi vào năm 2019.

Để chống lại tác động tiêu cực của tình trạng già hóa dân số với tăng trưởng kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tăng dần tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác phổ biến ở nơi làm việc gây ra chi phí lớn cho hiệu quả của thị trường lao động và xã hội khi các nhân viên không thể đoan chắc về tương lai.

Cuối tháng 6-3023, tờ New York Times chạy bài: "Thất nghiệp, không vợ không con: 'Lời nguyền tuổi 35' của dân công sở Trung Quốc" phân tích tác động lớn của vấn đề phân biệt tuổi tác trong công việc với xã hội và kinh tế Trung Quốc và cả thế giới.

Ám ảnh về tình trạng thất nghiệp có thể xảy đến bất kỳ lúc nào sau độ tuổi 35 khiến nhiều người không dám lập gia đình, sinh con hay mua nhà trả góp. Năm 2022, số lượng đăng ký kết hôn ở Trung Quốc giảm 10,5% so với năm trước và ở mức thấp nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu công bố dữ liệu này năm 1986.

Tỉ lệ sinh của Trung Quốc cũng đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên dân số Trung Quốc giảm kể từ khi kết thúc nạn đói lớn vào năm 1961 sau thảm họa Đại nhảy vọt.

Theo New York Times thì trong ba tháng đầu năm 2023, Alibaba, Tencent và Baidu, ba gã khổng lồ trong số những công ty Internet lớn nhất và nhà tuyển dụng trả lương cao nhất Trung Quốc, đã tuyển dụng ít hơn khoảng 9% số nhân lực so với thời kỳ tuyển dụng cao điểm trong đại dịch. Một số nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã cắt giảm 30%, 50%, thậm chí 70% nhân viên vào năm 2022.■

Trong cuộc họp lưỡng hội tháng 3-2023, một số đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã kêu gọi luật chống phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng và thực thi luật chặt chẽ hơn. Một số cơ quan công quyền đã đi đầu trong việc cố gắng thay đổi chính sách tuyển dụng phân biệt tuổi tác bất thành văn khi nâng giới hạn trên với các kỳ thi công chức từ 35 lên 40 tuổi, với hy vọng có thể kích thích nhiều ngành và doanh nghiệp khác làm theo. Tuy nhiên, khi tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ vẫn còn ở mức cao thì "lời nguyền tuổi 35" sẽ còn ám ảnh, vì giới chủ Trung Quốc vẫn còn nhiều sự lựa chọn.

Phân biệt tuổi tác gần như công khai

Chính sách phân biệt tuổi tác trong tuyển dụng và thuê nhân sự ở Trung Quốc không mới, nhưng kinh tế phục hồi chậm chạp sau COVID-19 đã khiến tình hình xấu hơn với người lao động hơi lớn tuổi.

Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 16-24 ở Trung Quốc lên đến khoảng 20% trong tháng 6-2023, khiến giới chủ có nhiều cơ hội chọn lựa ứng viên trẻ với mức lương thấp hơn, và sẵn sàng làm ngoài giờ nhiều hơn, góp phần mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Hiện nay, các nhà tuyển dụng trong ngành công nghệ Trung Quốc cho rằng nhân viên trên 35 tuổi không còn hữu dụng, nhất là khi họ là nhóm lao động cơ bản có năng lực, kinh nghiệm, và đều yêu cầu mức lương cao hơn. Điều đó đồng nghĩa khi họ mất việc thì rất khó tìm được việc làm mới.

Từ giữa năm 2018, Bloomberg đã có bài về văn hóa làm việc phân biệt tuổi tác ở Trung Quốc. Hãng tin này dẫn lời Helen He, nhà tuyển dụng nhân sự cho mảng công nghệ ở Thượng Hải, nói các thân chủ bí mật chỉ thị cho cô không thuê những người trên 35 tuổi.

He nói: "Hầu hết những người ở độ tuổi 30 đều đã kết hôn và phải chăm sóc gia đình, họ không thể tập trung vào công việc với cường độ cao. Nếu một ứng viên 35 tuổi không muốn trở thành quản lý, công ty tuyển dụng thậm chí còn không xem CV của ứng viên đó".

Tỉ lệ thất nghiệp cao ở người trẻ cũng gây áp lực lên lao động lớn tuổi muốn tìm việc mới. Ảnh: Getty Images

Một bài báo khác, trên tờ báo Hong Kong South China Morning Post tháng 3-2022, tường thuật rằng tình trạng này đã trở thành vấn đề quốc gia khi trong làn sóng già hóa dân số, Chính phủ Trung Quốc muốn người dân làm việc lâu hơn, nhưng người trên 35 tuổi hầu như không thể được tuyển dụng mới. Ngay cả các công việc trong cơ quan công quyền cũng có giới hạn tuổi 35 đối với những người lần đầu được tuyển dụng.

Bloomberg xem xét kết quả tìm kiếm việc làm trên trang tuyển dụng nổi tiếng của Trung Quốc zhaopin.com thì thấy có hơn 10.000 tin tuyển dụng chỉ dành cho ứng viên dưới 35 tuổi. Kết quả này tương ứng với một nghiên cứu khảo sát 550.000 lập trình viên ở Trung Quốc vào năm 2021 cho thấy những người dưới 35 tuổi chiếm hơn 90%. Một con số đáng giật mình.

Nhìn từ khía cạnh xã hội, chính sách phân biệt tuổi tác bất thành văn không chỉ ảnh hưởng đến người lao động ở độ tuổi sau 30, mà còn có tác động tâm lý tới những người đã không còn trẻ và đang có việc làm.

Nhóm người này cảm thấy vị trí công việc của họ lung lay và lo sợ bị mất việc. Bloomberg nhận xét rằng "cuộc khủng hoảng tuổi trung niên trên 30" đang lan tràn ở Trung Quốc. Gần 3/4 công nhân ở Trung Quốc là dưới 30 tuổi và các nhà tuyển dụng tiếp tục thúc đẩy xu hướng này.

Những công ty lớn nhất khi tuyển dụng mới đều ưu tiên nhân viên trẻ, không chỉ bởi mức lương thấp, khả năng làm việc ở cường độ cao hơn, mà còn do họ hiểu được thị hiếu của nhóm người tiêu dùng trẻ tuổi, điều đang thay đổi nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước.