Quy Trình Nghiệp Vụ Thanh Toán L C

Quy Trình Nghiệp Vụ Thanh Toán L C

(1). Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.

(1). Người nhập khẩu dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương ký với người xuất khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình, yêu cầu Ngân hàng này mở L/C cho người xuất khẩu hưởng.

Các thời điểm thanh toán bằng L/C

Không giống như thanh toán bằng T/T, việc thanh toán bằng L/C chỉ xảy ra sau khi người xuất khẩu đã giao hàng với hai thời điểm cụ thể như sau:

Trường hợp thư tín dụng trả ngay (L/C at sight)

Với trường hợp thư tín dụng trả ngay (L/C at sight), thì ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền cho người bán, ngay cả khi người mua chưa nhận được hàng.

Các bên tham gia thực hiện L/C

Định nghĩa: Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) là phương thức trong đó theo yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng sẽ phát hành một Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C), trong đó ngân hàng cam kết thanh toán khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện đã quy định trong Thư tín dụng.

Thư tín dụng L/C là gì? Phương thức thanh toán thư tín dụng L/C là gì?

L/C, hay Thư tín dụng (Letter of Credit), là một cam kết thanh toán của ngân hàng được phát hành theo yêu cầu của một người mua, trong đó ngân hàng đồng ý thanh toán cho người bán dựa trên việc tuân thủ các điều kiện được chỉ định trong L/C.

Trong quá trình thanh toán L/C, ngân hàng hoạt động như một bên trung gian giữa người mua và người bán. Ngân hàng sẽ chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện trong L/C đã được tuân thủ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho cả người mua lẫn người bán trong các giao dịch quốc tế, đặc biệt khi các bên không quen biết nhau.

Với người bán, họ có thể tin tưởng rằng họ sẽ nhận được tiền nếu họ tuân thủ các điều kiện của L/C. Đối với người mua, họ được bảo vệ bởi việc ngân hàng chỉ thanh toán khi tất cả các điều kiện của L/C đều được tuân thủ.

Tìm hiểu thêm: Phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu thường được sử dụng

2. Nội dung chủ yếu của thư tín dụng L/C

Thư tín dụng chứng từ (L/C) trong phương thức thanh toán L/C thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C:

Tùy từng loại L/C, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ khác nhau. Việc xác định đúng loại L/C rất quan trọng trong phương thức thanh toán L/C.

Thông tin này liên quan trực tiếp đến người bán hoặc người xuất khẩu trong giao dịch sử dụng phương thức thanh toán L/C.

Ghi số tiền rõ ràng, cả bằng số và bằng chữ, hoặc có thể chỉ ghi bằng số. Đồng tiền thanh toán phải được quy định cụ thể. Trường hợp có biên độ xê dịch (tối đa 10%) phải được thể hiện rõ, tránh những cụm từ không rõ ràng như “khoảng chừng.” Thời hạn hiệu lực:

Là khoảng thời gian mà ngân hàng mở L/C cam kết thanh toán nếu người xuất khẩu cung cấp đầy đủ bộ chứng từ trong thời hạn đó, đúng theo các yêu cầu trong L/C. Thời hạn trả tiền của L/C:

Xác định thời gian thanh toán, có thể là trả ngay hoặc trả sau. Thông tin này liên quan chặt chẽ với hối phiếu và thời hạn giao hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Thời hạn giao hàng:

Thời gian cụ thể mà bên bán phải chuyển giao hàng hóa cho bên mua, tính từ khi L/C có hiệu lực. Mô tả hàng hóa:

Bao gồm thông tin chi tiết về hàng hóa như tên, số lượng, trọng lượng (có thể có sai lệch cho phép), giá cả, quy cách, và phẩm chất. Đây là nội dung không thể thiếu trong phương thức thanh toán L/C. Điều kiện vận tải

Các điều khoản liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

Danh sách các chứng từ mà người xuất khẩu phải cung cấp để chứng minh đã thực hiện đúng nghĩa vụ, là yếu tố quyết định trong phương thức thanh toán L/C. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C: Ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán cho người xuất khẩu, ràng buộc trách nhiệm rõ ràng. Điều kiện đặc biệt khác: Các yêu cầu cụ thể như phí ngân hàng, hướng dẫn cho ngân hàng chiết khấu, và tham chiếu đến các quy tắc UCP. Chữ ký của ngân hàng mở L/C: Xác nhận chính thức của ngân hàng, làm cho thư tín dụng có hiệu lực pháp lý. Những nội dung này đều là thành phần cốt lõi trong phương thức thanh toán L/C, đảm bảo sự an toàn và minh bạch trong các giao dịch quốc tế.

6 bước trong quy trình thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C)

Quy trình thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) diễn ra như sau:

Bước 1: Sau khi hợp đồng được ký, hoặc Bản đặt hàng được người bán xác nhận, người mua ra ngân hàng của mình đề nghị mở một thư tín dụng.

Bước 2: Ngân hàng của người mua (gọi là ngân hàng phát hành, issuing bank) gửi một thư tín dụng đến ngân hàng của người bán (gọi là ngân hàng thông báo, advising bank, và thông thường các ngân hàng này đã đặt mối quan hệ trước với nhau).

Bước 3: Ngân hàng thông báo cho người bán biết đã nhận được thư tín dụng. Khi đó người bán sẽ tiến hành giao hàng (đưa hàng ra cảng).

Bước 4: Sau khi giao hàng và hoàn thiện bộ chứng từ, người bán chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo.

Bước 5: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành.

Bước 6: Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành sẽ thông báo cho người bán. Nếu bộ chứng từ chưa hợp lệ, ngân hàng phát hành sẽ tham vấn với người mua. Nếu người mua đồng ý, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán người bán và giao bộ chứng từ để người mua nhận hàng. Nếu người mua không đồng ý thì ngân hàng phát hàng sẽ trả lại toàn bộ chứng từ và không thanh toán.

Trên thực tế, quá trình thanh toán còn có thể có sự tham gia của các bên khác như ngân hàng xác nhận (confirming bank), ngân hàng chiết khấu (negotiating bank), ngân hàng bồi hoàn (reimbursing bank), …

Phương thức tín dụng chứng từ được áp dụng trong các trường hợp như:

+ Trong buôn bán với các đối tác mới.

+ Do quy định hay tập quán thương mại và thanh toán.

+ Do yêu cầu của các nhà bảo hiểm tín dụng.

+ Do các yêu cầu về quản lý ngoại hối

+ Importer/ the applicant: Nhà nhập khẩu/ người mở LC

+ Exporter/ the beneficiary: Nhà xuất khẩu/ người hưởng lợi

+ Issuing bank: Ngân hàng phát hành

+ Advising bank: Ngân hàng thông báo

Bước 0: Nhà Nhập khẩu và nhà Xuất khẩu tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương, trong đó quy định thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (LC)

Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký, Nhà Nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở thư tín dụng đến Ngân hàng phát hành và tiến hành ký quỹ (nếu có). Ký quỹ có thể 100% hoặc dưới 100% tùy mức độ uy tín của doanh nghiệp theo đánh giá của Ngân hàng nơi mở LC.

Thông thường với những doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh, uy tín với ngân hàng chưa cao, không có các máy móc hay tài sản thế chấp tại ngân hàng thì khi đó ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp sẽ ký quỹ 100%. trị giá mở LC

Ngược với trường hợp trên, nếu doanh nghiệp của bạn đã giao dịch với ngân hàng nhiều lần, có uy tín tài chính với ngân hàng hoặc có các tài sản đảm bảo thì ngân hàng sẽ đồng ý cho bạn mở LC ký quỹ dưới 100%. Cụ thể tối thiểu 10% trị giá mở LC được áp dụng. Ví dụ LC trị giá 100,000.00USD thì bạn cần chuẩn bị số tiền tối thiểu 10,000.00 USD để chuẩn bị mở LC.

Hồ sơ mở LC bạn có thể tham khảo tại các Ngân hàng, về cơ bản gồm có:

- Đơn yêu cầu mở LC (theo mẫu ngân hàng): 02 bản gốc

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có): 02 bản gốc

Nếu bạn tham gia vào Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Và Logistics Toàn Diện tại HAN EXIM chúng tôi sẽ cùng bạn thực hành làm bộ hồ sơ xin mở LC và hướng dẫn cách làm việc với Ngân hàng sao cho hiệu quả nhất.

Bước 2: Ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ xem xét hồ sơ mở LC, nếu hợp lệ sẽ phát hành thư tín dụng (LC) qua Ngân hàng thông báo cho Người Xuất khẩu hưởng lợi.

Bước 3: Ngân hàng đại lý sẽ tiến hành thông báo thư tín dụng và chuyển bản gốc thư tín dụng cho Người hưởng lợi (Người xuất khẩu)

Bước 4: Nhà Xuất khẩu tiến hành kiểm tra L/C . Đến thời gian giao hàng theo quy định, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho Nhà Nhập  khẩu.

Bước 5: Nhà Xuất khẩu xuất trình chứng từ cho Ngân hàng thông báo để gửi cho Ngân hàng phát hành LC

Bước 6: Ngân hàng thông báo sau khi đã kiểm tra chứng từ thì chuyển bộ chứng từ do nhà nhập khẩu chuyển sang để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. Bộ chứng từ thông thường được gửi qua đường chuyển phát nhanh từ Ngân hàng bên Xuất khẩu đến Ngân hàng bên Nhập khẩu.

Bước 7: Ngân hàng phát hành kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra bộ chứng từ cho Người yêu cầu

Bước 8: Người yêu cầu (Nhà nhập khẩu) sau khi được thông báo về chứng từ nếu trường hợp chứng từ có sự khác biệt đề nghị tu chỉnh hoặc chấp nhận thanh toán đồng thời nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng.

Bước 9: Ngân hàng phát hành yêu cầu Ngân hàng thông báo thanh toán tiền cho Nhà xuất khẩu (Người thụ hưởng)

Bước 10: Ngân hàng phát hành tiến hành chính thức ghi có trong tài khoản của người hưởng lợi

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB) Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 0986538963 Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Website: https://hanexim.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Bản chất của việc thanh toán bằng L/C là người nhập khẩu mượn uy tín của ngân hàng (tín dụng) để thuyết phục người xuất khẩu giao hàng; sau đó người xuất khẩu đòi tiền ngân hàng dựa trên các bằng chứng (chứng từ) chứng minh mình đã hoàn thành trách nhiệm.