Tài Nguyên Môi Trường Điểm 2022

Tài Nguyên Môi Trường Điểm 2022

Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Trụ sở: Lô E2, Khu Đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Điểm chuẩn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

**Lưu ý: Điểm này đã bao gồm điểm chuẩn và điểm ưu tiên (nếu có).

Tham khảo đầy đủ thông tin trường mã ngành của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để lấy thông tin chuẩn xác điền vào hồ sơ đăng ký vào trường Đại học. Điểm chuẩn vào Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội như sau:

Xét theo học bạ THPT (Đợt 1)

Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Quản lý tài nguyên và môi trường

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

24,00 (ĐK: điểm tiếng ANh >= 5,00)

Tìm hiểu các trường ĐH khu vực Hà Nội để sớm có quyết định trọn trường nào cho giấc mơ của bạn.

Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên. Phòng Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng là phòng ban có tại mỗi huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, là cơ quan thực hiện chức năng quản lý các công tác liên quan đến quản lý tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện. Do đó, trong bài viết này, Công ty Luật ACC xin cung cấp cho các bạn đọc Thông tin, địa điểm phòng Tài nguyên Môi trường Lâm Đồng. Mời các bạn đọc cùng tham khảo

Thông tin, địa điểm Phòng Tài nguyên Môi trường Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện: 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện. Tại mỗi đơn vị hành chính cấp huyện đều được tổ chức cơ quan Phòng Tài nguyên Môi trường. Cụ thể gồm những Phòng Tài nguyên Môi trường sau:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Lạt: Địa chỉ tại 10 Đường 3 Tháng 4, P3, Phường 3, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bảo Lộc: địa chỉ Số 01 Kim Đồng, Phường 1, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Lâm: địa chỉ 6 Trần Hưng Đạo, Tổ 8, Thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cát Tiên: địa chỉ tại Tổ dân phố 13 - TT Cát Tiên - Cát Tiên - Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Di Linh: địa chỉ Đường Trần Hưng Đạo, Thị trấn Di Linh, Huyện Di Linh, Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đạ Huoai: địa chỉ Tổ dân phố 5, Thị trấn Ma Đa Guôi, Đạ Huoai, Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đạ Tẻh: địa chỉ TDP 1B, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đam Rông: địa chỉ Thôn Liêng Trang 2, Xã Đạ Tông, Huyện Đam Rông, Tỉnh Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đơn Phương: địa chỉ số 124, đường 2/4 - Thị trấn Thạnh Mỹ - Huyện Đơn Dương - Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Trọng: địa chỉ Khu Trụ sở Huyện uỷ - HĐND và UBND huyện Đức Trọng, Quốc lộ 20, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương: địa chỉ Thị trấn Lạc Dương, Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Hà: địa chỉ KP Đồng Tâm, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài nguyên Môi trường Lâm Đồng

Các Phòng Tài nguyên môi trường tại tỉnh Lâm Đồng có những nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định như sau:

+ Trình UBND cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi UBND cấp huyện ban hành.

+ Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.

+ Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

+ Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đất đai; quản lý hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện theo phân cấp của UBND cấp huyện; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường ở xã, phường, thị trấn (gọi tắt là công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã); thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

+ Về công tác định giá đất: Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện bảng giá đất trên địa bàn cấp huyện; Phối hợp với tổ chức làm công tác định giá đất của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện điều tra, khảo sát giá đất, thống kê giá các loại đất, xây dựng cập nhật thông tin giá đất, xây dựng cơ sở dũ liệu về giá đất trên địa bàn cấp huyện; Phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch và các cơ quan chuyên môn có liên quan về thực hiện bảng giá đất trên địa bàn huyện; Báo cáo UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảng giá đất trên địa bàn huyện.

+ Quản lý các hồ sơ, tài liệu về định giá đất và các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến định giá đất, báo cáo thống kê về giá đất, các chương trình, đề tài, đề án, dự án về định giá đất.

+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của UBND cấp huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản.

+ Tổ chức đăng ký xác nhận và kiểm tra thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn, lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ, đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn, thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước và môi trường trên địa bàn, hướng dẫn UBND cấp xã quy định về hoạt động và tạo điều kiện tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.

+ Thực hiện kiểm tra và tham gia thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của UBND cấp huyện.

+ Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường cấp xã.

+ Quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.

+ Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.

+ Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin, địa điểm Phòng Tài nguyên Môi trường Lâm Đồng mà ACC cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

1. Tên đơn vị: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phổ Yên

2. Địa chỉ: Tổ dân phố 4, phường Ba Hàng, thành phố Phổ Yên

4. Địa chỉ Email: [email protected]

- Đ/c Dương Văn Diễn – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

Email: [email protected]

- Đ/c Hà Đức Phượng – Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

Email: [email protected]

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, đảo).

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản; chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

+ Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.

+ Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

+ Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.

+ Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.

+ Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ dữ liệu về tài nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.

+ Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, dữ liệu về các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống kê, tổng hợp và phân loại giếng phải trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng.

+ Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm quyền.

+ Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.

+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn cấp huyện.

+ Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (đối với các huyện có biển, hải đảo).

+ Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật.

+ Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.