Các Điểm Tham Quan Nội Thành Hà Nội

Các Điểm Tham Quan Nội Thành Hà Nội

Tên chính thức nghe có vẻ dài và khó nhớ nên thành ra không ai nhớ. Người dân địa phương và cả khách du lịch khi nhắc tới cái nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất thành phố, nằm trên ngọn núi Bông (một số tài liệu khác gọi đồi Hoàng Lân) cao 12m nhìn thẳng xuống ngã sáu sầm uất thì hay gọi bằng mấy cái tên “nhà quê” như nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu, hay nhà thờ Nha Trang. Nhưng phổ biến nhất vẫn là nhà thờ Núi. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1928 bởi người Pháp theo phong cách kiến trúc Gothic và hoàn thành sau đó 05 năm, tức năm 1933.

Tên chính thức nghe có vẻ dài và khó nhớ nên thành ra không ai nhớ. Người dân địa phương và cả khách du lịch khi nhắc tới cái nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất thành phố, nằm trên ngọn núi Bông (một số tài liệu khác gọi đồi Hoàng Lân) cao 12m nhìn thẳng xuống ngã sáu sầm uất thì hay gọi bằng mấy cái tên “nhà quê” như nhà thờ Đá, nhà thờ Ngã Sáu, hay nhà thờ Nha Trang. Nhưng phổ biến nhất vẫn là nhà thờ Núi. Nó được khởi công xây dựng vào năm 1928 bởi người Pháp theo phong cách kiến trúc Gothic và hoàn thành sau đó 05 năm, tức năm 1933.

Tour đêm giải mã di tích Hoàng thành

Theo Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội,  trong tháng 11 – 12/2020, tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” được đưa vào phục vụ du khách.

Để thực hiện “giải mã” Hoàng Thành Thăng Long du khách được phát mỗi người một phiếu in 9 ô trống, 8 ô tương ứng với 8 câu trả lời về các di tích, cổ vật thuộc các thời kỳ Lý, Trần, và Lê.

Ô cuối là xác nhận của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội cho khách đã giải mã thành công.Lộ trình tham quan bắt đầu từ Đoan Môn, là cửa ra vào của vòng thành trong cùng-Cấm thành, cũng là nơi ở và làm việc của nhà vua xưa kia.

Qua khu vực này, du khách tiếp tục được trải nghiệm không gian Hoàng cung Thăng Long xưa, được thưởng thức tiết mục múa cổ “Tát nước đêm trăng” ngay trên mặt kính hố khai quật khảo cổ với hiệu ứng ánh sáng huyền ảo.

Sau đó, hướng dẫn viên sẽ giới thiệu về hố khai quật khảo cổ học phát lộ các tầng lớp văn hóa chồng xếp lên nhau, với dấu tích của 3 triều đại Lý, Trần, Lê.

Tiếp nối mạch cảm xúc này, du khách đến với không gian trưng bày ý nghĩa và độc đáo của Hoàng thành Thăng Long với chiều dài lịch sử 1.300 năm, chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá và đặc sắc với chủ đề “Thăng Long Hà Nội – Lịch sử nghìn năm từ lòng đất” tại nhà trưng bày.

Tại Điện Kính Thiên, du khách dâng hương tưởng nhớ Đức vua Lý Thái Tổ và các vị tiên đế đã có công khai sáng Kinh thành Thăng Long, dựng xây non sông Đại Việt; cầu cho quốc thái dân an, muôn nhà hạnh phúc, mọi người bình an.

Điểm tham quan cuối cùng là khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, được thiết kế hai điểm nhấn là: Trình chiếu hình ảnh bằng ánh sáng laser các hiện vật tiêu biểu của Hoàng thành Thăng Long; trải nghiệm và lấy nước giếng Hoàng cung mang về.

Để tạo sức hấp dẫn cho tour khám phá đêm Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội sắp đặt lại hệ thống đèn chiếu sáng, đầu tư hệ thống đèn lồng khu vực Điện Kính Thiên, đèn trang trí trong di tích, sắp đặt hệ thống nến… tạo hiệu ứng ánh sáng cho không gian di tích. Bên cạnh đó, những người tham gia thuyết minh, biểu diễn nghệ thuật cũng được đầu tư trang phục hoàng cung phù hợp./.

Các điểm tham quan của Hoàng thành Thăng Long

Cột cờ Hà Nội (Kỳ Đài) được xây dựng đầu thế kỷ 19 dưới thời Nguyễn. Cột cờ có chiều cao là 60m, gồm 3 tầng: Tầng 1 cao 3,1m, tầng 2 cao 3,7m và tầng 3 cao 5,1m.

Tiếp theo đó còn có một cột cờ với chiều cao lên tới 18,2m. Giữa các tầng có thể di chuyển bằng cầu thang xoáy trôn ốc và các cửa sổ để quan sát ra xung quanh.

Điện Kính Thiên nằm tại vị trí trung tâm của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long với phần kiến trúc còn sót lại là những nền đá cũ cùng các bậc thềm để lên tới chính điện.

Điện Kính Thiên được xây dựng năm 1428, được coi là “một trong những tuyệt tác của kiến trúc An Nam”, tuy nhiên đã bị thực dân Pháp phá năm 1886 để xây dựng trụ sở chỉ huy pháo binh, hiện chỉ còn lại nền điện Kính Thiên và hai bậc thềm rồng đá.

Điểm nhấn của khu di tích này chính là 4 con rồng đá chầu ở thềm điện, được điêu khắc từ thế kỷ XV dưới triều đại vua Lê Thánh Tông tiêu biểu cho phong cách kiến trúc của thời Lê Sơ.

Thềm Rồng gồm 9 bậc đá, với 3 lối lên xuống, lối chính dành cho Vua đi, hai bên dành cho quần thần. Đôi rồng ở giữa uốn 7 khúc, chân có 5 móng. Đây là những hiện vật vô cùng quý giá, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân tộc.

Cửa BắcCửa Bắc – Hoàng thành Hà Nội

Còn gọi là Bắc Môn hay cổng thành phía Bắc. Cửa Bắc được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX dưới thời nhà Nguyễn. Đây là địa điểm để trấn giữ kinh thành xưa. Ngày nay, Cửa Bắc là nơi thờ tự hai vị anh hùng là Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc Lâu, Lầu Công Chúa, hay Chùa Các Bà. Hình ảnh Hoàng Thành Thăng Long còn được khắc họa rõ nét hơn trong kiến trúc còn như nguyên vẹn của Tĩnh Bắc Lâu (Hậu Lâu) vốn là nơi để thờ tự và trấn giữ phong thủy cho Hoàng thành Hà Nội. Thời gian dài sau đó, Hậu Lâu còn được biết đến như nơi ở của các Công chúa và Hoàng Hậu.

Nhà D67 lại là di tích lịch sử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là nơi ghi dấu những quyết định quan trọng của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung Ương như chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước năm 1975.

Ngôi nhà thiết kế năm 1967, được gọi là Nhà D67.

Đoan Môn là cửa trong cùng dẫn vào Cấm thành – nơi ở, làm việc của Vua và hoàng gia. Đoan Môn được xây dựng từ thời Lý với tên gọi Ngũ Môn Lâu. Tuy nhiên, kiến trúc hiện còn là được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ, sửa sang vào thời Nguyễn.

Đoan Môn là cổng có vị trí rất quan trọng. Giữa Đoan Môn và điện Kính Thiên là Long Trì, nơi cử hành các nghi lễ chính trị và tôn giáo thiêng liêng.

Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn, được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U, từ Đông sang Tây dài 46,5m, từ Nam lên Bắc đoạn giữa dài 13m, cánh gà hai bên đo được 26,5m, cao 6m.

Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà Vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm.

Điểm danh 10 điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn du khách nhất 2024

Nếu bạn vẫn chưa biết phải bắt đầu khám phá vẻ đẹp Thủ đô từ đâu thì hãy cùng ezCloud tìm hiểu ngay những địa điểm “chuẩn không cần chỉnh” sau đây:

Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm nằm tại trung tâm thủ đô. Đồng thời được xem như là trái tim của Hà Nội. Xung quanh hồ là những hàng cây xanh rợp bóng mát. Cùng với đó là những công trình kiến trúc trăm tuổi như tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc,… Mỗi cuối tuần sẽ diễn ra phố đi bộ xung quanh hồ Gươm. Khí đó, người dân sẽ lên đây tản bộ, ngắm cảnh. Cũng như ổ chức các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí, ăn uống,… cùng người thân, bạn bè. Nếu bạn là người con đất Việt ở phương xa đến thăm thủ đô. Hay muốn giới thiệu Hà Nội với bạn bè quốc tế thì chắc chắn không thể bỏ qua điểm du lịch Hà Nội đặc trưng này.

Phố cổ nói chung hay Hà Nội 36 phố phường nói riêng là nét đẹp cổ kính ngàn năm giữa lòng thủ đô hoa lệ. Phố cổ nằm ở phía Tây và phía Bắc của hồ Gươm. Bao gồm 36 phố phường. Mỗi con phố ở đây tập trung bán một loại mặt hàng nhất định. Nếu bạn đến Hà Nội vào dịp lễ tết, trung thu có thể lên phố Hàng Mã. Khi đó, con phố sẽ được trang hoàng rực rỡ sắc màu với đèn lồng, đèn nháy, bóng bay,… Nếu bạn muốn tìm một địa điểm để “chill” cuối tuần, hãy đến với phố Tây Tạ Hiện. Con phố này vô cùng đông đúc vào mỗi buổi tối. Đặc biệt là cuối tuần, các bạn trẻ thường tụ tập để ăn uống, nhậu nhẹt. Sẽ thật thiếu sót khi đến phố cổ mà không ghé vào chợ Đồng Xuân – khu chợ sầm uất, tấp nập, đầy đủ mặt hàng nhất trong phố cổ. Bạn có thể đến chợ Đồng Xuân để lựa chọn quà mua mang về. Buổi tối cuối tuần, chạy dọc từ phố hàng Đào đến hết chợ Đồng Xuân sẽ là chợ đêm Hà Nội. Đến đây bạn có thể mua được gần như tất cả mọi thứ với giá bình dân. Phố cổ chính xác là nơi để bạn khám phá được trọn vẹn nét cổ xưa đúng chất Hà Nội. Xen lẫn với đó là sự hiện đại, nhộn nhịp của phố thị xa hoa.

Nếu Sài Gòn nổi tiếng với nhà thờ Đức Bà thì nhà thờ lớn lại là biểu tượng tôn giáo tại thủ đô Hà Nội. Nhà thờ nằm tại 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống. Nơi đây sở hữu lối kiến trúc Gothic trung cổ. Cùng với không gian rộng rãi, thoáng mát. Đặc biệt, nhà thờ lớn còn là địa điểm lui tới quen thuộc của giới trẻ. Cũng như khách du lịch tứ phương. Phố nhà thờ còn được xem như là khu ẩm thực đa quốc gia giữa lòng Hà Nội. Từ những món Việt bình dân ở vỉa hè như trà chanh, nem chua nướng ngõ Ấu Triệu, bánh rán mặn ngọt phố Nhà Chung,… Đến những quán ăn đồ Hàn Quốc, quán pizza mỳ ý thương hiệu 4P’s trứ danh, kem dừa Thái Lan,… Tất cả tạo nên một khu phố sầm uất giúp du khách ăn uống thả ga.

Quảng trường Ba Đình – chứng nhân lịch sử, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quảng trường nằm trên đường Hùng Vương. Nơi đây là trung tâm chính trị của Việt Nam với tòa nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh,… Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa vào sáng thứ 3, 4, 5, 7 và chủ nhật. Khi vào viếng Lăng, du khách chú ý ăn mặc chỉnh tề. Lưu ý không đem theo các thiết bị điện tử ghi hình và giữ trật tự. Với khách du lịch tứ phương, Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác là điểm du lịch nhất định phải lui tới mỗi lần ghé thăm Hà Nội. Bên cạnh việc vui chơi, tham quan, bạn có thể tham dự lễ thượng cờ vào 6 giờ sáng. Và lễ hạ cờ vào 21 giờ tối mỗi ngày.

Nếu nhắc đến điểm du lịch Hà Nội mà du khách nhất định phải ghé thăm thì chắc chắn phải kể đến Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là một quần thể kiến trúc văn hoá hàng đầu. Đồng thời là niềm tự hào của người dân Thủ đô khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Văn Miếu Quốc Tử Giám được xem là biểu tượng của tri thức, của nền giáo dục Việt Nam. Đây là nơi thờ phụng các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An – người thầy tiêu biểu về đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Vì vậy trước những kì thi quan trọng, Văn Miếu cũng là địa điểm ghé đến của nhiều sĩ tử trên khắp cả nước.

Đây chắc hẳn là điểm đến vô cùng quen thuộc của những người dân đang sinh sống tại Hà Nội. Đặc biệt là các bạn trẻ. Ít có ai mà chưa từng cùng bạn bè, người thương hay một mình lượn lờ vòng khắp hồ Tây. Đến với hồ Tây, bạn sẽ được đi qua con đường Thanh Niên. Hay còn được ví von là đường Hàn Quốc, đường tình yêu với những hàng cây xanh. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé thăm Phủ Tây Hồ. Đây là một trong những chốn linh thiêng ở Hà Nội. Đặc biệt, hoàng hôn trên Hồ Tây là thời điểm đẹp nhất trong ngày. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận vẻ đẹp bình yên và thơ mộng giữa phố phường sôi động. Sẽ thật đáng tiếc nếu du lịch Hà Nội mà không một lần ghé hồ Tây.

Đầu năm 2017, chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới do báo Daily Mail (Anh) bình chọn. Chùa nằm trên một bán đảo phía Nam của hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên. Ngoài ra đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam. Chùa Trần Quốc từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần. Đồng thời nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng. Bởi vậy, đây cũng là điểm đến thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước. Đến chùa, bạn sẽ được thanh lọc tâm hồn, tận hưởng không gian Phật pháp linh thiêng. Cũng như vẻ nên thơ lãng mạn vào mỗi chiều hoàng hôn.

Chùa Một Cột được xây dựng năm 1049 dưới triều đại nhà Lý. Bên cạnh tháp Rùa và Khuê Văn Các thì chùa Một Cột được xem là một trong những biểu tượng của thủ đô. Chùa với kiến trúc độc đáo tạo dáng như bông sen cách điệu từ dưới nước vươn lên. Hay còn được gọi là Liên hoa đài. Đến chùa, du khách sẽ được tìm hiểu và khám phá giá trị tâm linh. Cũng như văn hóa cổ xưa mang đậm tính dân tộc.

Ra đời dưới bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư người Pháp, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu được xây dựng từ năm 1898. Và là chứng nhân lịch sử gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Vốn được xem là biểu tượng của Hà Nội trong những năm tháng gian khổ nhất. Vậy nên khi đến cầu Long Biên, du khách sẽ cảm nhận được những giá trị quá khứ như vẫn còn lắng đọng trong từng nhịp cầu. Hiện nay để đảm bảo an toàn, cầu Long Biên không cho xe hơi lưu thông. Du khách có thể ghé qua khu chợ ở gần cầu để mua hoa quả tươi, rau xanh. Bình minh và hoàng hôn là những thời điểm lý tưởng để qua cầu và ngắm nhìn sắc mây trời phản chiếu xuống mặt sông. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn vừa đi vừa thư giãn trong dòng người dạo bộ và đạp xe ngang qua.

Cầu Nhật Tân – một trong bảy cây cầu huyết mạch của thủ đô Hà Nội. Đồng thời là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam. Trên cầu được lắp đặt hệ thống chiếu sáng vô cùng hiện đại, đẹp mắt. Vào các dịp lễ, ngày kỷ niệm trọng đại của cả nước, hệ thống đèn led được chiếu sáng cho toàn bộ các trụ, thành cầu và dây văng trên cầu. Từ đó tạo thành một bữa tiệc ánh sáng siêu hoành tráng. Đêm xuống, cây cầu khoác lên mình một bộ áo mới đa sắc màu. Ánh sáng thay đổi nhịp nhàng sáng rực cả một khúc sông Hồng. Vì vậy, cầu Nhật Tân cũng là địa điểm các bạn trẻ ở Hà Nội hay lui tới hóng gió. Đứng trên cầu gió lộng mát, lắng nghe tiếng sóng vỗ chân cầu. Thỉnh thoảng nghe tiếng phà từ xa xa chạy lại.

Hà Nội không chỉ được biết đến với nét cổ kính, dịu dàng, bình dị mà vô cùng năng động, phồn hoa, hiện đại. Hy vọng với bài viết này, du khách sẽ có một hành trình khám phá những điểm du lịch Hà Nội thật tuyệt vời và trọn vẹn. Theo dõi ngay những vài viết hữu ích của ezCloud về cẩm nang du lịch để có những trang bị tốt nhất.