Chủ Tịch Công An

Chủ Tịch Công An

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ Công an.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu ý kiến chỉ đạo tại buổi làm việc với Bộ Công an.

Sáng 17/7, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Công an.

Dự buổi Lễ có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao. Thượng tướng Lương Tam Quang, Bí thư Đảng ủy Công an TW, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Tại buổi Lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đã công bố các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với Trung tướng Phạm Thế Tùng, Ủy viên Đảng ủy Công an TW, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Ủy viên Đảng ủy Công an TW, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an đối với Trung tướng Phạm Thế Tùng và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm.

Phát biểu tại buổi Lễ, Bộ trưởng Lương Tam Quang nêu rõ: Bộ Công an vui mừng tổ chức Lễ trao Quyết định bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng đối với Trung tướng Phạm Thế Tùng và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm. Đây là sự quan tâm, ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến, đóng góp của lực lượng Công an nhân dân nói chung với cá nhân đồng chí Phạm Thế Tùng và đồng chí Nguyễn Ngọc Lâm nói riêng.

Bộ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Trung tướng Phạm Thế Tùng và Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm là cán bộ có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; là cán bộ được đào tạo cơ bản và trưởng thành từ Công an cơ sở, đơn vị trực tiếp chiến đấu. Suốt quá trình hơn 30 năm công tác, các đồng chí đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ khó khăn và liên tục giữ các chức vụ lãnh đạo quan trọng tại Công an địa phương và đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Phạm Thế Tùng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng thời khẳng định: đây là niềm vinh dự, đồng thời là trách nhiệm to lớn, là cơ hội để tiếp tục cống hiến, được cùng tập thể Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an dưới dự lãnh đạo của Bí thư Đảng ủy Công an TW, Bộ trưởng Lương Tam Quang, dốc hết toàn bộ tâm sức, trí lực phụng sự Tổ quốc, phục vụ Đảng và phục vụ Nhân dân.

CôngThương - Hội nghị đã lấy biểu quyết của các doanh nghiệp (DN) thành viên Hiệp hội Thép. 100% các thành viên đều nhất trí bầu ông Hồ Nghĩa Dũng- nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải- giữ chức Chủ tịch Hội đồng thường trực Văn phòng Hiệp hội Thép Việt Nam; ông Chu Đức Khải- nguyên Phó Vụ trưởng Vụ KHCN Bộ Công Thương và ông Nguyễn Văn Sưa- nguyên Viện trưởng Viện Luyện kim đen thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam giữ chức Phó Chủ Hội đồng tịch thường trực tại Văn phòng Hiệp hội Hiệp hội Thép Việt Nam khóa 3, nhiệm kỳ 2013-2016, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Công Thương, các bộ, ngành...

Trước đó, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch; ông Nguyễn Tiến Nghi và ông Đinh Huy Tam- Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam đều xin nghỉ vào tháng 11/2013 do tuổi cao. Vì thế, Thường trực Hiệp hội Thép VN có kiến nghị bầu hội viên mới, đáp ứng được công tác của hội, nhằm bảo vệ, duy trì sản xuất, kinh doanh ngành thép, góp phần cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Ông Nguyễn Mạnh Quân trao hoa chức mừng Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch mới của VSA.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Quân- Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương- và nhiều ý kiến của các DN thành viên đều đánh giá cao những hoạt động của Hiệp hội Thép VN những năm qua. Bởi trong quá trình hoạt động, Hiệp hội đã nỗ lực hoạt động với mục tiêu bình ổn thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các công ty thép bằng cách trực tiếp có ý kiến với các bộ, ngành về các quy định, quy chuẩn, các văn bản liên quan đến ngành công nghiệp thép; tham gia các vụ tranh tụng Thương mại Quốc tế… Đặc biệt, trong 3 năm gần đây Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thép đạt trên 2 tỷ USD/năm nên đã có sự tranh tụng về bán phá giá và hỗ trợ Chính phủ đã xảy ra.

Nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ; mở rộng đầu tư tăng năng lực sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá cả, Hiệp hội Thép hàng tháng có thống kê đẩy đủ tình hình sản xuất kinh doanh của các DN, các khu vực và có sự phân tích thị phần chi tiết… Từ đó uy tín của Hiệp hội Thép với các công ty trong ngành và các cơ quan quản lý ngày càng nâng cao, tạo niềm tin cho các thành viên.

Trải qua 13 năm hoạt động, VSA đã thu hút được 114 hội viên tham gia. Tuy nhiên, do hoạt động kinh tế suy thoái khó khăn kéo dài nên một số thành viên đã xin rút khỏi hiệp hội, đến nay còn 94 thành viên là nhữngngười hoạt động tại các công ty sản xuất trong 3 lĩnh vực: thép xây dựng (phôi thép và cán thép), ống thép và thép tấm lá, tôn mạ kim loại và tôn phủ màu, trong bối cảnh khó khăn vậy VSA vẫn giữ được số đông thành viên này là rất thành công.

Ông Quân cũng cho rằng, Hiệp hội với chức năng ngoài công việc thường xuyên hỗ trợ các khó khăn vướng mắc của DN, nhưng trong đó cũng có hai thách thức lớn: Thứ nhất, quy mô DN lớn, nên việc hỗ trợ lẫn nhau là cả một thách thức. Thách thức thứ hai là vai trò của hiệp hội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi, cho các DN thép ngày càng phát triển trong điều kiện ngành thép ngày càng hội nhập sâu, sẽ không tránh khỏi việc xảy ra những vụ kiện, cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu. Đặc biệt, sự đoàn kết giữa các DN thành viên không thể thiếu vai trò quan trọng của hiệp hội.