Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Quốc phòng là hoạt động tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng vệ của một quốc gia, nhằm bảo vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ xâm lược từ bên ngoài vào. Cơ quan tối cao của nhà nước chuyên đặc trách các vấn đề quốc phòng là Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chức vụ nắm giữ vai trò cao nhất.
Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân dân, dân quân tự vệ và công an nhân dân.
– Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
– Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
– Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
– Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự,bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
– Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
*) Nắm vững quan điểm, nâng cao trách nhiệm đối với việc xây dựng QPAN:
Quốc phòng an ninh toàn dân vững mạnh, đáp ứng được những diều kiện trong nhiệm vụ trong thời buổi hiện nay thì cần phải được thực hiện toàn dân, trên mọi lĩnh vực. Dựa vào lực lượng an ninh quốc phòng để làm nòng cốt, thực hiện nhiệm vụ tự vệ, phòng thủ đất nước và không nằm ở thế bị động. Cần phải luôn trong thế chủ động và giải quyết cũng như đánh bại được hết những âm mưu của kể thù. Chiến lược quốc phòng tối ưu là không cần phải sử dụng đến chiến tranh mà là hướng giải quyết hợp lý, hòa bình trên các mối quan hệ xã hội kinh tế.
– Về mục tiêu, nhiệm vụ: Không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền mà còn không ngừng xây dựng, củng cố chế độ CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân.
– Về nhiệm vụ quốc phòng an ninh: Luôn đề cao tinh thần giữ vững an ninh quốc gia, từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… Như đã chia sẻ ở nhiệm vụ An ninh quốc phòng.
– Phương châm xây dựng quốc phòng an ninh toàn dân, toàn diện và đề cao sự tự chủ, tự lực và từng bước hiện đại văn minh hơn. Đồng thời các phương châm đều cần được thực hiện liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau. Thể hiện được sự lộ trình hiện đại hóa đất nước cũng như nền quốc phòng an nình.
– Giải quyết các mối quan hệ giữa an ninh – quốc phòng với kinh tế đối ngoại: Trên thực tế thì khi một đất nước có thể kết nối được những yếu tố này với nhau cũng là lúc chứng minh được phần nào về sự vững mạnh của một quốc gia. Quan điểm này cũng là sự tiếp tục, kế thừa, hoàn thiện về chiến lược an ninh quốc phòng đã được Nhà nước và Đảng đề ra.
*) Xây dựng lực lượng, tăng trưởng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam:
– Xây dựng thế trận quốc phòng an ninh toàn dân: Sức mạnh của nền ANQP của một quốc gia là được dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa thế trận và lực lượng QPAN. Đẩy mạnh xây dựng và tăng cường quốc phòng an ninh cùng các khu kinh tế – quốc phòng. Tuy nhiên sẽ được ưu tiên một số địa bàn trọng điểm chiến lược.
– Xây dựng khu vực phòng thủ: Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong việc củng cố nền quốc phòng toàn dân. Khu vực phòng thủ tỉnh hoặc thành phố, vừa đảm bảo được yêu cầu bảo vệ vừa nằm trong thể trận liên hoàn phòng thủ quốc gia. Điều này sẽ góp phần củng cố được thế trận vững chức của QPAN.
– Xây dựng cơ sở chính trị – xã hội: Các cơ sở vùng xâu, vùng xa, biên giới, hải đảo là nơi cần được tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức về kiến thức quốc phòng an ninh. Điều này sẽ phần nào phản ánh được nguồn sức mạnh to lớn của một nền quốc phòng toàn dân, do dân, vì dân và của dân.
– Tăng cường điều hành, quản lý cũng như lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong tình hình mới.
– Đẩy mạnh việc xây dựng, cải thiện, hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, cơ chế theo đúng quy định cũng như phương thức hoạt động.
– Tăng cường các nội dung cũng như tính hiệu lực thực thi pháp luật về quốc phòng an ninh. Xác định được các cơ chế vận hành, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan, cán bộ… về các công tác quốc phòng an ninh.
– Tiếp tục nâng hơn nữa tính hiệu quả Đảng, Nhà nước và trách nhiệm của toàn dân, toàn quân.
Kết luận: Dòng chữ “Quốc phòng an ninh” xuất hiện trên mọi tuyến phố, con đường và thậm chí nó còn là một môn học được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học. Các thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá tư tưởng… là cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Nhà nước Việt Nam chủ trương gắn việc xây dựng tiềm lực quân sự với việc xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ, coi đó là yêu cầu tất yếu trong xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm khả năng huy động tạo thành sức mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Thông thường sau khi kết thúc năm học thứ nhất, sinh viên USTH sẽ tham gia chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh kéo dài 3 tuần, tập trung tại Trường Quân sự Bộ tư lệnh Thủ đô, Sơn Tây, Hà Nội.
Chương trình Giáo dục quốc phòng và An ninh bao gồm 4 học phần sau:
Đối tượng tham gia: toàn bộ sinh viên Việt Nam hệ đào tạo chính quy
Đối tượng được miễn, tạm hoãn môn GDQP&AN
2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN:
“Vì nhân dân quên mình”, “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, “Hát mãi khúc quân hành”, “Giải phóng Điện Biên” và một số bài hát về truyền thống công an như: “Chúng ta là chiến sĩ Công an”, “Bài ca người Công an”…
(Điều 1 Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2018 )
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
Phu luc kem theo Thong tu so 01_2018_TT-BGDDT.doc
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 13.1.LQ.8. Chương trình giáo dục; Điều 25.7.TT.12.1.)
Điều 25.7.LQ.11. Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
(Điều 11 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.
(Điều 1 Thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông ngày 28/09/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/11/2018 )
Ban hành kèm theo Thông tư này Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông.
Điều 25.7.LQ.12. Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học
(Điều 12 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.
(Điều 1 Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ngày 18/03/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020 )
Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
Phu luc kem theo Thong tu so 05_2020_TT-BGDDT.doc
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.10.1. )
Điều 25.7.LQ.13. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
(Điều 13 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho người học nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; nghệ thuật quân sự Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; kết hợp quốc phòng và an ninh với đối ngoại.
3. Căn cứ chương trình khung của Bộ Quốc phòng và quy định của cơ quan có thẩm quyền, trường của tổ chức chính trị xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh trong hệ thống trường của tổ chức chính trị.
4. Căn cứ chương trình khung của Bộ Quốc phòng, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh đối với người học trong trường.
(Điều 1 Thông tư số 39/2014/TT-BQP Ban hành Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ngày 03/06/2014 của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2014 )
Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, bao gồm:
1. Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh hệ đào tạo nghiên cứu sinh, cao học;
2. Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh hệ cử nhân;
3. Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh hệ trung cấp.
Chương trình khung quy định tại Thông tư này không áp dụng cho người học là học sinh, sinh viên.
KHUNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO NGƯỜI HỌC TRONG TRƯỜNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Giáo dục cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh theo chức trách, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
a) Về phẩm chất đạo đức: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; xây dựng tác phong nhanh nhẹn, hình thức nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác.
b) Về kiến thức: Bảo đảm cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; nghệ thuật quân sự Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; kết hợp quốc phòng và an ninh với đối ngoại.
c) Về kỹ năng: Bảo đảm cho người học hiểu biết và thực hiện tốt công tác quốc phòng quân sự ở nơi công tác, theo chức trách được giao.
1. Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh hệ đào tạo nghiên cứu sinh, cao học
a) Khối lượng kiến thức: 45 tiết.
Những vấn đề cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng, an ninh và công tác quốc phòng, an ninh của bộ, ngành, địa phương.
Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, an ninh quốc gia, nghĩa vụ quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh, dân quân tự vệ, biên giới quốc gia, biển Việt Nam; Pháp lệnh dự bị động viên
Chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến, công tác động viên thời chiến
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, kết hợp quốc phòng, an ninh với đối ngoại
2. Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh hệ cử nhân
a) Khối lượng kiến thức: 60 tiết.
Học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng, an ninh và công tác quốc phòng, an ninh của bộ, ngành, địa phương.
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, kết hợp quốc phòng an ninh với đối ngoại.
Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, an ninh quốc gia, nghĩa vụ quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh, dân quân tự vệ, biên giới quốc gia, biển Việt Nam; Pháp lệnh dự bị động viên.
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Phòng chống Chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
Quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về an ninh quốc gia và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng cơ sở bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn.
3. Chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh hệ trung cấp
a) Khối lượng kiến thức: 45 tiết.
Những vấn đề cơ bản của chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng, an ninh và công tác quốc phòng, an ninh của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Xây dựng xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, an ninh quốc gia, nghĩa vụ quân sự, giáo dục quốc phòng và an ninh, dân quân tự vệ, biên giới quốc gia, biển Việt Nam; Pháp lệnh dự bị động viên.
Một số nội dung chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến và động viên thời chiến.
Phòng chống Chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam.
Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, kết hợp quốc phòng, an ninh với đối ngoại.
Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng cơ sở bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn.
III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
1. Chương trình khung là quy định bắt buộc cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Danh mục các nội dung và khối lượng tiết học đưa ra chỉ là những quy định tối thiểu. Các trường căn cứ vào mục tiêu, thời gian đào tạo, bổ sung những nội dung cần thiết để xây dựng chương trình cụ thể cho phù hợp.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình khung phải bảo đảm mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, tính khoa học, hiệu quả, thuận lợi cho người học, phù hợp với quỹ thời gian; kết hợp bố trí chương trình chính khóa với hoạt động ngoại khóa và các hoạt động bổ trợ (tham quan, học tập truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng và lực lượng vũ trang) để nâng cao năng lực và kỹ năng cho người học.
3. Phối hợp các hình thức và phương pháp đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết với nghiên cứu thực tiễn; bảo đảm cơ sở vật chất, biên soạn giáo trình, tài liệu; phát huy tính chủ động, tư duy độc lập, tự học, tự nghiên cứu của người học.
4. Đánh giá kết quả học tập của người học môn học giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
39.2014.TT.BQP.Chuong trinh.doc
Điều 25.7.TL.1.5. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với cán bộ quản lý giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 5 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
1. Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với cán bộ quản lý GDQP&AN thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Giảng viên thuộc trung tâm GDQP&AN được bổ nhiệm chức vụ quản lý có nghĩa vụ trực tiếp giảng dạy theo khung định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn giảng dạy cả năm của chức danh giảng viên):
Trung tâm có hai mươi nghìn sinh viên/năm trở lên
Trung tâm có dưới hai mươi nghìn sinh viên/năm
Tổ trưởng Bộ môn và tương đương
Phó Tiểu đoàn trưởng (Phó Hệ trưởng)
Chính trị viên Tiểu đoàn (Chính trị viên hệ)
3. Giảng viên thuộc các cơ sở giáo dục có khoa, tổ bộ môn học GDQP&AN được bổ nhiệm chức vụ quản lý, có nghĩa vụ trực tiếp giảng dạy theo khung định mức dưới đây (tính theo tỷ lệ % của định mức giờ chuẩn giảng dạy cả năm của chức danh giảng viên):
Trường có năm nghìn sinh viên/năm trở lên
Trường có dưới năm nghìn sinh viên/năm
Phó Tiểu đoàn trưởng (Phó Hệ trưởng)
Chính trị viên Tiểu đoàn (Chính trị viên hệ)
4. Các chức danh ngoài quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này và chức danh kiêm nhiệm khác của giảng viên thuộc Trung tâm GDQP&AN thực hiện theo quy định tại các văn bản hiện hành đối với giảng viên đại học.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 20.1.TT.11.5. Định mức giờ giảng)
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Điều 25.7.LQ.14. Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
(Điều 14 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
l. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Cán bộ, công chức; viên chức quản lý;
c) Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước;
d) Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn;
đ) Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.LQ.18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.2.20. Đối tượng bồi dưỡng
(Điều 20 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Sĩ quan cấp bậc quân hàm đại tá, thượng tá; sĩ quan giữ chức vụ Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn, Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn và tương đương; sĩ quan, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 trở lên;
Đối tượng quy định tại Khoản này tương đương đối tượng 2 quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Sĩ quan cấp bậc quân hàm trung tá, thiếu tá; sĩ quan, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,5 đến dưới 0,7;
Đối tượng quy định tại Khoản này tương đương đối tượng 3 quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Sĩ quan cấp úy; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có phụ cấp chức vụ lãnh đạo dưới 0,5 và đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam;
Đối tượng quy định tại Khoản này tương đương đối tượng 4 quy định tại các Điểm d, đ, e Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.2.21. Thẩm quyền triệu tập, tổ chức bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.2.22. Cơ sở bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.2.25. Quản lý giấy chứng nhận)
(Điều 1 Thông tư số 38/2014/TT-BQP Ban hành Chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ngày 30/05/2014 của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/07/2014 )
Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình, nội dung; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG; CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Bồi dưỡng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh (QPAN), kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động đối ngoại gắn với tăng cường, củng cố QPAN. Nâng cao nhận thức, vận dụng có hiệu quả trong tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới theo từng cương vị.
a) Về phẩm chất chính trị: Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
b) Về kiến thức: Bảo đảm cho đối tượng bồi dưỡng nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QPAN; nghệ thuật quân sự Việt Nam; tình hình, nhiệm vụ QPAN; khu vực phòng thủ; phòng thủ dân sự; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố QPAN; kết hợp QPAN với đối ngoại.
c) Về kỹ năng: Bảo đảm cho đối tượng bồi dưỡng hiểu biết và thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự ở nơi công tác, nơi cư trú.
II. CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG; CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
1. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1
a) Khối lượng kiến thức: 176 tiết.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng trong tình hình mới
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia
Quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới
Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tác chiến phòng thủ quân khu; khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Vũ khí công nghệ cao và cách phòng tránh, đánh trả địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao
Thứ tự các bước chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương vào các trạng thái quốc phòng; chuyển hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Xử trí tình huống biểu tình, bạo loạn lật đổ; một số kinh nghiệm trong xử lý biểu tình, bạo loạn thời gian qua
Diễn tập một số nội dung về khu vực phòng thủ cấp tỉnh
Luyện tập và bắn súng K54 bài 1
2. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2
a) Khối lượng kiến thức: 120 tiết.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, quản lý Nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới
Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí công nghệ cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thứ tự các bước chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương vào các trạng thái quốc phòng: chuyển hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng; công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa phương
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên
Một số vấn đề về xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, địa phương trong xây dựng khu vực phòng thủ
Nội dung, phương pháp soạn thảo hệ thống văn kiện chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương từ thời bình sang thời chiến
Diễn tập một số nội dung về khu vực phòng thủ cấp huyện
Luyện tập và bắn súng K54 bài 1
3. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương
a) Khối lượng kiến thức: 96 tiết.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
Chiến lược quốc phòng, an ninh một số nước có liên quan đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, quản lý Nhà nước về an ninh trật tự trong tình hình mới
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới
Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, vũ khí công nghệ cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thứ tự các bước chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương vào các trạng thái quốc phòng; chuyển hoạt động của lực lượng vũ trang trong các trạng thái sẵn sàng chiến đấu
Những vấn đề cơ bản về Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý sự nghiệp quốc phòng; công tác quốc phòng ở bộ, ngành, địa phương
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên
Một số vấn đề về xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, địa phương trong xây dựng khu vực phòng thủ
Nội dung, phương pháp soạn thảo hệ thống văn kiện chuyển cơ quan, tổ chức, địa phương từ thời bình sang thời chiến
Luyện tập và bắn súng K54 bài 1
4. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 và tương đương
a) Khối lượng kiến thức: 32 tiết.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quốc phòng, an ninh
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại trong tình hình mới
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Biên giới quốc gia và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới
Nội dung cơ bản của các Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên
5. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc tôn giáo, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật
a) Khối lượng kiến thức: 04 ngày.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng trong tình hình mới
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh
6. Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc
a) Khối lượng kiến thức: 02 ngày.
Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về dân tộc, tôn giáo gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới
Phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với Việt Nam
Nội dung cơ bản của Luật: Quốc phòng, An ninh quốc gia, Nghĩa vụ quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Dân quân tự vệ, Biên giới quốc gia, Biển Việt Nam; Pháp lệnh Dự bị động viên
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh
Xây dựng thôn, bản vững mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự
Công tác dân vận của Đảng trong tình hình mới
Tiềm lực quốc phòng, quân sự một số nước trên thế giới
Dự báo các loại hình chiến tranh trong tương lai
Nghệ thuật tác chiến chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam
Nền kinh tế tri thức và ảnh hưởng đối với quốc phòng, an ninh của Việt Nam
Xây dựng hệ thống văn kiện "khối B" của bộ, ngành Trung ương và địa phương
Một số chiến dịch tiêu biểu trong chiến tranh giải phóng
Chiến lược quốc phòng, an ninh của một số nước liên quan đến Việt Nam
Một số kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, khiếu kiện ở địa phương, cơ sở
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Một số tài liệu cập nhật liên quan đến quốc phòng, an ninh
1. Sử dụng chương trình, nội dung:
a) Chương trình, nội dung là quy định bắt buộc cho đối tượng bồi dưỡng; các cơ sở bồi dưỡng xây dựng giáo án, bài giảng cho phù hợp với từng đối tượng;
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, nội dung phải bảo đảm mục tiêu, nội dung chương trình, tính khoa học, hiệu quả, thuận lợi cho đối tượng bồi dưỡng, phù hợp với quỹ thời gian; kết hợp bố trí chương trình chính khóa với hoạt động ngoại khóa để nâng cao năng lực vận dụng vào thực tiễn cho đối tượng bồi dưỡng;
c) Các hoạt động bổ trợ gồm: Diễn tập một số nội dung về khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện; tham quan, nghiên cứu thực tế;
d) Phối hợp các hình thức và phương pháp giới thiệu; kết hợp giữa lý luận với nghiên cứu thực tiễn; bảo đảm cơ sở vật chất, biên soạn giáo trình, tài liệu; phát huy tính chủ động, tư duy độc lập, tự học, tự nghiên cứu của đối tượng bồi dưỡng.
a) Chương trình khung là quy định bắt buộc cho đối tượng bồi dưỡng. Danh mục các nội dung và khối lượng tiết học đưa ra chỉ là những quy định tối thiểu. Các cơ sở bồi dưỡng căn cứ vào mục tiêu, thời gian, bổ sung những nội dung cần thiết để xây dựng chương trình cụ thể cho phù hợp.
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình khung phải bảo đảm mục tiêu, nội dung chương trình, tính khoa học, hiệu quả, thuận lợi cho đối tượng bồi dưỡng, phù hợp với quỹ thời gian; kết hợp bố trí chương trình chính khóa với hoạt động ngoại khóa để nâng cao năng lực và kỹ năng cho đối tượng bồi dưỡng.
c) Các hoạt động bổ trợ gồm: Tham quan, nghiên cứu thực tế;
d) Phối hợp các hình thức và phương pháp giới thiệu, kết hợp giữa lý luận với nghiên cứu thực tiễn; bảo đảm cơ sở vật chất, biên soạn giáo trình, tài liệu; phát huy tính chủ động, tư duy độc lập, tự học, tự nghiên cứu của đối tượng bồi dưỡng.
38.2014.TT.BQP.Chuong trinh.doc
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Điều 25.7.LQ.16. Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TL.2.4. Đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học GDQP;AN
(Điều 4 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
b) Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ chế độ thai sản theo quy định hiện hành.
5. Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQP&AN cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Điều 25.7.TL.2.9. Đánh giá kết quả học tập
(Điều 9 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
Đánh giá kết quả học tập GDQP&AN đối với học sinh, sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành về quy chế đào tạo của từng trình độ đào tạo.
Điều 25.7.TL.3.31. Đối tượng tham gia liên kết
(Điều 31 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Đơn vị chủ quản là trường có đủ điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQPAN và liên kết giáo dục với các trường khác, gồm: Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trung tâm GDQPAN theo Quyết định số 161/QĐ-TTg và các đơn vị có khoa, tổ bộ môn GDQPAN được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ.
2. Đơn vị liên kết là trường không đủ điều kiện tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQPAN, được quy định liên kết với trung tâm hoặc các trường khác.
Điều 25.7.TL.3.32. Điều kiện liên kết
(Điều 32 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Các trung tâm đã được thẩm định đủ điều kiện hoạt động theo quy định hiện hành (Danh sách đơn vị chủ quản và đơn vị liên kết tại phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này).
2. Các trung tâm được quy định tại Quyết định số 161/QĐ-TTg có đủ biên chế, phương tiện, thiết bị dạy học, giảng đường, thao trường, bãi tập tổng hợp đúng quy cách và ý kiến đồng ý của các Bộ: Quốc phòng, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Đơn vị tự chủ giáo dục khi chưa đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, không nằm trên địa bàn có quy hoạch xây dựng trung tâm thì phải thực hiện các hình thức thỉnh giảng, mua sắm thiết bị dạy học và liên kết giáo dục từng nội dung hoặc toàn bộ chương trình với trường quân sự địa phương để thực hiện môn học GDQPAN.
4. Trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học đang có khoa, tổ bộ môn GDQPAN được giảng dạy tại trường.
5. Đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết thực hiện liên kết GDQPAN theo Danh sách liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh tại phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này.
DANH SÁCH ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN KẾT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH (Kèm theo Thông tư Liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TTGDQPAN ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội
Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam
Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương
Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Bách khoa
Trường CĐ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ
TTGDQPAN ĐH Sư phạm Hà Nội 2 (Đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc)
Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội
Trường ĐH Tài chính ngân hàng Hà Nội
Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
Trường ĐH Công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội
Trường ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐHQG Hà Nội
Khoa Y - Dược thuộc ĐHQG Hà Nội
Trường ĐH Giáo dục thuộc ĐHQG Hà Nội
Học viện Âm nhạc Quốc gia Hà Nội
Trường CĐN Kỹ thuật thiết bị y tế
TTGDQPAN Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Trường CĐ Giao thông vận tải Trung ương I
TTGDQPAN Trường CĐ Công nghệ và Kỹ thuật ô tô
Trường ĐH Công nghiệp Việt - Hung
Học viện Ngân hàng (cơ sở Sơn Tây)
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội
TTGDQPAN Học viện Phòng không - Không quân
Trường ĐH Công nghệ và Quản lý hữu nghị
Trường CĐN Công nghệ cao Hà Nội
TTGDQPAN Trường sĩ quan Pháo binh
Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ-Kinh tế Simco Sông Đà
Trường CĐN Công nghệ và Kinh tế Hà Nội
TTGDQPAN Trường sĩ quan Lục quân 1 (Trường ĐH Trần Quốc Tuấn)
Học viện Chính sách và Phát triển
TTGDQPAN Trường sĩ quan Phòng hóa
Trường Đại học FPT (cơ sở Hà Nội)
TTGDQPAN Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự (Tỉnh Bắc Giang)
Học viện Chính sách và Phát triển (cơ sở Bắc Giang)
Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang
Trường CĐN Công nghệ Việt - Hàn
Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Thái Nguyên
Khoa Quốc tế thuộc Đại học Thái Nguyên
Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc
Trường CĐ Thương mại và Du lịch
Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Trường CĐ Công nghệ và Kỹ thuật công nghiệp
Trường ĐH Công nghệ GTVT (cơ sở Thái Nguyên)
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 1
Trường CĐN Công nghiệp Việt Bắc Vinacomin
Trường CĐN Công thương Việt Nam
Trường ĐH Thể dục - Thể thao Bắc Ninh
Trường CĐ Ngoại ngữ Công nghệ Việt Nhật
Trường CĐ Công nghiệp Hưng Yên (cơ sở Bắc Ninh)
Trường CĐN Quản lý và Công nghệ
Trường CĐN Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh
Trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh
Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp
Trường ĐH Công nghiệp dệt may Thời trang Hà Nội
Học viện Ngân hàng (cơ sở Bắc Ninh)
TTGDQPAN Trường sĩ quan Chính trị (Trường ĐH Chính trị)
Trường CĐN Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Trường CĐN Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 2
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Trường CĐN Thiết kế và Thời trang London
TTGDQPAN Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
Trường CĐ Công nghiệp quốc phòng
Trường CĐ VHNT và Du lịch Yên Bái
Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang
Trường CĐN Công nghệ Giấy và Cơ điện
Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm
TTGDQPAN ĐH Hùng Vương (Tỉnh Phú Thọ)
Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Điện Biên
Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Vĩnh Phúc
Trường CĐN Việt - Đức Vĩnh Phúc
Trường ĐH Công nghệ GTVT (cơ sở Vĩnh Phúc)
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 3
Trường CĐN Giao thông vận tải đường thủy 1
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Hải Dương
Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Trường CĐN Thương mại và Công nghiệp
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Hưng Yên
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Tô Hiệu
Trường ĐH Tài chính - Quản trị kinh doanh
Trường CĐN Dịch vụ hàng không Airserco
Trường CĐN Kỹ thuật - Công nghệ LOD
Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Hà Nội (cơ sở Hưng Yên)
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Quảng Ninh
Trường CĐN Mỏ Hồng Cẩm vinacomin
Trường CĐN Mỏ Hữu Nghị - Vinacomin
Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng Quảng Ninh
Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (cơ sở Quảng Ninh)
Trường CĐN Việt - Hàn Quảng Ninh
Trường CĐN Than Khoáng sản Việt Nam
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Thái Bình
Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh (cơ sở Thái Bình)
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Nam Định
Trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex
Trường ĐH Kinh tế -Kỹ thuật công nghiệp
Trường ĐH Dân lập Lương Thế Vinh
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
Trường CĐN Kinh tế, kỹ thuật Bắc bộ
Trường CĐ Giao thông vận tải TW 2
Trường CĐ Công nghệ Viettronics
Trường CĐN Công nghiệp Hải phòng
TTGDQPAN ĐH Công Nghiệp Hà Nội (Đặt tại tỉnh Hà Nam)
Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình I
Trường CĐN Công nghệ, Kinh tế và Chế biến lâm sản
Trường CĐN Cơ điện và Công nghệ thực phẩm
Trường CĐN Cơ điện Xây dựng Việt Xô
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 4
Trường CĐN Kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn
Trường CĐN Du lịch - Thương mại
Trường CĐN Kinh tế - Kỹ thuật số 1
Trường CĐN Số 4 - Bộ Quốc Phòng
Trường CĐ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du
TTGDQPAN ĐH Hồng Đức (tỉnh Thanh Hóa)
Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Trường CĐ Thể dục thể thao Thanh Hóa
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Trường CĐN Công nghiệp Thanh Hóa
Trường CĐN Kinh tế - Công nghệ VICET
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (cơ sở Thanh Hóa)
Trường CĐ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An
Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế
Khoa Giáo dục thể chất thuộc ĐH Huế
Trường ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế
Trường ĐH Nghệ Thuật thuộc ĐH Huế
Trường ĐH Khoa học thuộc ĐH Huế
Trường CĐ Sư phạm Thừa Thiên Huế
Trường CĐ Xây dựng Thừa Thiên Huế
Trường CĐN Số 23 - Bộ Quốc phòng
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 5
Trường CĐ Công nghệ Thông tin hữu nghị Việt Hàn
Trường CĐ Dân lập Kinh tế, kỹ thuật Đông Du Đà Nẵng
Trường CĐ Giao thông vận tải II
Trường CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trường ĐH Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng
Trường CĐ Lương thực, thực phẩm
TTGDQPAN Đại học TDTT Đà Nẵng (Đặt tại tỉnh Quảng Nam)
Trường ĐH Thể dục - Thể thao Đà Nẵng
Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Sư phạm thuộc ĐH Đà Nẵng
Trường ĐH Nội vụ (cơ sở miền trung)
Trường CĐ Công nghệ thuộc ĐH Đà Nẵng
Trường CĐ Công nghệ kinh doanh Việt Tiến
Trường CĐ Phương đông Quảng Nam
Trường CĐN Số 5 - Bộ Quốc phòng
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Quảng Ngãi
Trường CĐ Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi
Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Bình Định
Trường CĐN Cơ điện, Xây dựng và Nông lâm Trung Bộ
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Phú Yên
TTGDQPAN Trường sĩ quan Thông Tin
Trường ĐH Nông Lâm TP HCM (cơ sở Ninh Thuận)
Trường CĐ VHNT và Du lịch Nha Trang
Trường CĐ Văn hóa - Nghệ Thuật Đắk Lắk
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (cơ sở Đắk Nông)
Trường CĐN Thanh niên Dân tộc Tây Nguyên
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Gia Lai
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (cơ sở Gia lai)
Đại học Đà Nẵng (Cơ sở Kon Tum)
Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum
Trường CĐN Số 5 - Bộ Quốc phòng (cơ sở Gia Lai)
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 7
Trường CĐ VHNT và Du lịch TP HCM
Trường CĐ Phát thanh Truyền hình II
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM
Trường ĐH Sư phạm TDTT thành phố HCM
Trường ĐH Lao động - Xã hội (cơ sở TP Hồ Chí Minh)
Trường CĐN số 7 - Bộ Quốc phòng
Trường Đại học FPT (cơ sở TP Hồ Chí Minh)
Trường ĐH Thủy lợi TP Hồ Chí Minh (cơ sở 2)
Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP HCM
Học viện Hành chính Quốc gia (cơ sở TP Hồ Chí Minh)
TTGDQPAN Trường sĩ quan Kỹ thuật quân sự
Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự
Trường CĐN Giao thông vận tải TW III
Trường CĐN Kinh tế công nghệ TP HCM
Trường CĐN Kỹ thuật công nghệ TP HCM
TTGDQPAN Đại học Quốc gia TP HCM
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn Thông
Trường CĐN Công nghệ Thông Tin ISPACE
Trường CĐN Công nghệ cao Đồng An
TTGDQPAN Trường Cao đẳng nghề số 8
Trường CĐN Số 8 - Bộ Quốc phòng
Trường CĐ Công nghệ dệt may thời trang
Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật miền Nam
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP HCM
Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP HCM
Trường CĐN Quận 2 TP Hồ Chí Minh
Trường ĐH Công nghiệp TPHCM (cơ sở Đồng Nai)
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Đồng Nai
Trường CĐ Mỹ thuật trang trí Đồng Nai
Trường ĐH Lâm nghiệp TP HCM (cơ sở Đồng Nai)
Trường CĐN Khu vực Long Thành - Nhơn Trạch
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Bình Dương
Trường ĐH Thủy lợi (cơ sở Bình Dương)
Trường CĐN Việt Nam - Singapore
Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ
Trường ĐH Mở TPHCM (cơ sở Bình Dương)
Trường CĐN Thiết bị y tế Bình Dương
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Lâm Đồng
Trường CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM (cơ sở Đà Lạt)
TTGDQPAN Trường quân sự Quân đoàn 4
Trường CĐ Giao thông vận tải III
Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TP HCM
Trường ĐH Ngoại thương TP HCM (cơ sở 2)
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Trường CĐ Công nghệ thông tin TP HCM
Trường ĐH Công nghệ Thông tin Gia định
Trường CĐN Giao thông vận Tải thủy II
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Trường CĐ Cộng đồng Bà Rịa - Vũng Tàu
Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
Trường CĐN Quốc tế Vabis Hồng Lam
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Bình Thuận
TTGDQPAN Trường quân sự Quân khu 9
TTGDQPAN Trường quân sự thành phố Cần Thơ
Trường CĐ Kinh tế- Kỹ thuật Cần Thơ
Trường CĐ Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ
Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Trường CĐ Kinh tế đối ngoại Cần Thơ
Trường ĐH Kiến trúc TPHCM (cơ sở Cần Thơ)
TTGDQPAN ĐH Cần Thơ (Đặt tại tỉnh Hậu Giang)
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh An Giang
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Tiền Giang
Trường ĐH Kinh tế - Công nghiệp Long An
Trường CĐN Kỹ thuật Công nghệ LaDec
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Vĩnh Long
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
Trường CĐ Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long
Trường CĐN Số 9 - Bộ Quốc phòng
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Kiên Giang
TTGDQPAN Trường quân sự tỉnh Bạc Liêu
Trường ĐH Bình Dương (cơ sở Cà Mau)
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. của Thông tư 33/2009/TT-BGDĐT Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng – an ninh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) ban hành ngày 13/11/2009)
Điều 25.7.TL.3.33. Hợp đồng liên kết giáo dục
(Điều 33 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Nội dung hợp đồng phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Cam kết trách nhiệm mà mỗi bên phải thực hiện khi tham gia liên kết GDQPAN theo quy định Khoản 1, Điều 35 Thông tư liên tịch này;
b) Thông tin chủ yếu về các hoạt động trong quá trình tổ chức dạy, học môn học GDQPAN; trong đó, những thông tin dưới đây phải có trong hợp đồng:
- Thời gian tổ chức học tập, rèn luyện và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện;
- Công tác bảo đảm của các bên: Bảo đảm sinh hoạt, trang phục của sinh viên; tiếp nhận và bàn giao sinh viên cùng với kết quả học tập, rèn luyện. Đơn vị chủ quản phải thông tin đầy đủ về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm với những nội dung có liên quan trực tiếp đến người học và đơn vị liên kết.
2. Việc xác định phương thức, điều kiện thanh toán, phải phù hợp với quy định hiện hành về thanh toán, quyết toán tài chính; các khoản thu của đơn vị chủ quản phải minh bạch, đúng với các quy định hiện hành; mức đóng góp kinh phí và thời gian chuyển giao kinh phí, thanh lý hợp đồng được ghi đầy đủ trong hợp đồng giữa các bên.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.3.35. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết)
Điều 25.7.TL.3.34. Quy trình thực hiện liên kết
(Điều 34 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
a) Chủ trì hội nghị liên kết giáo dục, thông báo cho các đơn vị liên kết về quy định liên kết GDQPAN;
b) Đôn đốc các đơn vị liên kết gửi kế hoạch, tiến độ, quy trình giáo dục; số lượng sinh viên của các khóa học, đợt học trước năm học mới 02 tháng;
c) Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình GDQPAN và các hoạt động ngoại khóa; kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật cho sinh viên;
d) Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên khi đủ điều kiện;
đ) Lưu trữ, chuyển giao kết quả học tập, rèn luyện và các hồ sơ liên quan cho đơn vị liên kết sau khi kết thúc khóa học, đợt học; thanh lý hợp đồng liên kết.
a) Chủ động phối hợp với đơn vị chủ quản về thực hiện liên kết GDQPAN; dự các hội nghị liên kết giáo dục;
b) Phối hợp với đơn vị chủ quản xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện GDQPAN trong khóa học, đợt học, xây dựng hợp đồng liên kết;
c) Tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, phối hợp giải quyết các công việc liên quan sau khóa học, đợt học;
d) Chuyển kinh phí cho đơn vị chủ quản theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết giáo dục.
Điều 25.7.TL.3.35. Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết
(Điều 35 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
a) Tổ chức thực hiện giáo dục theo quy định; đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình; chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về GDQPAN;
b) Bảo đảm đủ số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý; bảo đảm đủ giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy học môn học GDQPAN; lập kế hoạch thực hiện, phân công giảng dạy, đánh giá, công nhận kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên;
c) Tiến hành các thủ tục tiếp nhận, bàn giao chặt chẽ về con người và kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;
d) Quản lý sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, bảo đảm an toàn về người và thiết bị dạy học; bảo đảm các quyền lợi chính đáng và quyền lợi ưu đãi (nếu có) của môn học đặc thù GDQPAN theo các quy định hiện hành;
đ) Trong vòng 30 (ba mươi) ngày sau khi kết thúc khóa học, đợt học phải bàn giao đầy đủ kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên cho đơn vị liên kết.
a) Phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ quản để chuẩn bị đầy đủ các nội dung, yêu cầu về liên kết giáo dục; bảo đảm an toàn cho sinh viên trong quá trình bàn giao và tiếp nhận;
b) Cử cán bộ tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục và phản ánh với đơn vị chủ quản những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh;
c) Phối hợp với đơn vị chủ quản thực hiện việc miễn, giảm hoặc tạm hoãn học GDQPAN theo quy định hiện hành và chế độ chính sách đối với người học (nếu có);
d) Thông báo kế hoạch, quán triệt quy chế và nội quy học tập cho sinh viên của trường mình ít nhất 01 tháng trước khi vào học.
3. Hai bên liên kết có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng giáo dục và các thỏa thuận khác; phối hợp, theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; đảm bảo quyền lợi cho người dạy, người học và việc thực hiện hợp đồng liên kết giáo dục.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.3.33. Hợp đồng liên kết giáo dục)
Điều 25.7.TL.3.36. Quyền hạn của các bên tham gia liên kết
(Điều 36 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
a) Chủ động báo cáo với cấp có thẩm quyền về khả năng tiếp nhận sinh viên và thực hiện liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh;
b) Xây dựng kế hoạch giáo dục trên cơ sở thống nhất giữa đơn vị chủ quản với đơn vị liên kết; cụ thể hóa chương trình GDQPAN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; chuẩn bị giảng viên, giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng;
c) Tổ chức đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; xét công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp chứng chỉ GDQPAN cho sinh viên theo quy định hiện hành.
a) Chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ quản về thực hiện liên kết GDQPAN;
b) Phối hợp với đơn vị chủ quản xây dựng kế hoạch giáo dục, thống nhất về thời gian và số lượng sinh viên học GDQPAN từng khóa, đợt học;
c) Trực tiếp ký hợp đồng liên kết giáo dục với đơn vị chủ quản.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 25.7.TL.3.37. Quản lý hoạt động liên kết
(Điều 37 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết và đơn vị tự chủ quản lý việc tổ chức thực hiện nội dung, chương trình GDQPAN; khi tham gia liên kết giáo dục phải thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Kết thúc học kỳ và kết thúc năm học đơn vị chủ quản báo cáo kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên và những kiến nghị, đề xuất về Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 25.7.LQ.15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
(Điều 15 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh bao gồm:
a) Doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên;
b) Doanh nghiệp hoạt động phục vụ quốc phòng và an ninh;
c) Doanh nghiệp hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
2. Người quản lý đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
3. Nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho người quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này tập trung vào chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh.
4. Quy định tại Điều này không áp dụng cho người nước ngoài.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.LQ.18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.4.1. )
Điều 25.7.LQ.16. Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư
(Điều 16 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, trưởng họ tộc, nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
3. Căn cứ chương trình khung của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và thực hiện chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh phù hợp với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.LQ.18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.4.1. )
Điều 25.7.LQ.17. Thẩm quyền triệu tập, quy định cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 17 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Chính phủ quy định thẩm quyền triệu tập, cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại các điều 14, 15 và 16 của Luật này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.14. Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Điều 25.7.LQ.15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Điều 25.7.LQ.16. Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư)
Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 139/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021)
1. Đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, người được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức vụ, đại biểu Quốc hội, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổng cục thuộc bộ theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Đối tượng quy định tại Điểm này gọi là đối tượng 1;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quản lý, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn quân khu, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ thành ủy quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội theo kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt;
Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 2;
c) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện; cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương thuộc cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh và của Trung ương có trụ sở trên địa bàn cấp tỉnh theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
Đối tượng quy định tại điểm này gọi là đối tượng 3;
d) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện quyết định triệu tập cán bộ, công chức, viên chức quản lý, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong cơ quan, tổ chức thuộc huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
đ) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã quyết định triệu tập cán bộ, công chức cấp xã, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (gọi chung là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của Trung ương, tỉnh có trụ sở trên địa bàn cấp huyện quyết định triệu tập cán bộ, công chức, viên chức quản lý, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam thuộc quyền không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
Đối tượng quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản này gọi là đối tượng 4;
g) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này;
h) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.
2. Đối tượng trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (tương đương đối tượng 3) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện quyết định triệu tập người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều 15 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (tương đương đối tượng 4) theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư
a) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh quyết định triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
b) Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện triệu tập bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Điều 25.7.NĐ.1.3. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.NĐ.1.4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.NĐ.1.9. Nội dung chi của Bộ Quốc phòng; Điều 25.7.TT.2.2. Đối tượng áp dụng; Điều 25.7.TT.2.20. Đối tượng bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.4.1. ; Điều 25.7.TT.6.1. Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh gồm 4 (bốn) trang, mỗi trang có kích thước 21 cm x 14,5 cm, cụ thể như sau:; Điều 25.7.TT.7.2. Đối tượng áp dụng; Điều 25.7.TT.7.6. Các đơn vị thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.7.19. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.2.21. Thẩm quyền triệu tập, tổ chức bồi dưỡng
(Điều 21 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chủ nhiệm các tổng cục, Tổng cục trưởng Tổng cục II; Tư lệnh các quân khu, quân chủng, Bộ đội biên phòng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; thủ trưởng nhà trường, bệnh viện, viện, trung tâm, doanh nghiệp và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định triệu tập và tổ chức BDKTQPAN cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này.
2. Cục trưởng các cục trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các tổng cục; thủ trưởng cơ quan tham mưu, thủ trưởng các cục thuộc quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; thủ trưởng nhà trường, bệnh viện, viện, trung tâm, doanh nghiệp và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, binh đoàn; Tư lệnh Vùng Hải quân, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, sư đoàn trưởng và tương đương quyết định triệu tập và tổ chức BDKTQPAN cho đối tượng quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 20 Thông tư này.
3. Lữ đoàn trưởng, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương quyết định triệu tập và tổ chức BDKTQPAN cho đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.20. Đối tượng bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.2.23. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.2.25. Quản lý giấy chứng nhận)
Điều 25.7.LQ.18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 18 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp; trường hợp xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được hưởng nguyên lương, phụ cấp, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập bảo đảm; chi phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, nơi nghỉ cho đối tượng xa nơi cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm.
3. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và Điều 16 của Luật này khi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh xa nơi cư trú được bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện hoặc thanh toán tiền tàu, xe một lần đi, về và hỗ trợ tiền ăn do ngân sách nhà nước bảo đảm.
4. Người hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được cấp giấy chứng nhận.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.14. Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Điều 25.7.LQ.15. Đối với người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; Điều 25.7.LQ.16. Đối với cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; Điều 25.7.NĐ.1.13. Nội dung chi của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập)
Điều 25.7.TL.1.2. Chế độ bồi dưỡng giờ giảng
(Điều 2 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
1. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư liên tịch này (không bao gồm giáo viên, giảng viên thỉnh giảng) được hưởng 1% mức lương cơ sở cho một tiết giảng, giờ giảng.
2. Tiết giảng, giờ giảng được tính là thời gian thực tế giảng dạy trên lớp, ngoài bãi tập, thao trường được quy định trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh khi tính chế độ bồi dưỡng giờ giảng.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 20.1.LQ.58. Chính sách đối với nhà giáo; Điều 25.7.TL.1.1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng)
Điều 25.7.TL.1.3. Chế độ trang phục
(Điều 3 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
1. Giáo viên, giảng viên chuyên trách môn học GDQP&AN năm đầu tiên được cấp một bộ trang phục xuân hè, một bộ trang phục thu đông và một bộ trang phục dã chiến kiểu dáng GDQP&AN, dây lưng, mũ kê-pi, mũ cứng, mũ mềm, giầy da, giầy vải, bít tất, biển tên phù hiệu cấp học và trình độ đào tạo. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm được cấp một bộ trang phục xuân hè hoặc một bộ trang phục thu đông, giầy, mũ, dây lưng, bít tất; trang phục dã chiến 03 năm cấp 01 lần kể từ lần cấp đầu tiên.
2. Chế độ trang phục không áp dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên thỉnh giảng, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an biệt phái; giáo viên được phân công giảng dạy nội dung lồng ghép GDQP&AN tại các trường tiểu học, trung học cơ sở.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 20.1.LQ.58. Chính sách đối với nhà giáo)
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CHO TOÀN DÂN
Điều 25.7.LQ.19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 19 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.21. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa; Điều 25.7.LQ.22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp; Điều 1.11.LQ.33. Giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng)
Điều 25.7.LQ.20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 20 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thể, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, hoạt động của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.
3. Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
4. Thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sỹ, nhà truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thể thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ thể thao quốc phòng và an ninh.
5. Các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng đồng dân cư.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.21. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa; Điều 25.7.LQ.22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp)
Điều 25.7.LQ.21. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa
(Điều 21 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới, hải đảo;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người có vai trò và ảnh hưởng tích cực trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ tàu, thuyền hoạt động dài ngày trên biển; chủ hộ gia đình, người lao động ở khu vực biên giới, hải đảo.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật cho người dân khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cấp tài liệu giáo dục quốc phòng và an ninh cho đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp chủ trì, phối hợp với Bộ đội biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Công an địa phương tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.LQ.20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.LQ.22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp
(Điều 22 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước không thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người lao động.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự, công an, Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cùng cấp phối hợp tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.LQ.20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.NĐ.1.13. Nội dung chi của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập)
GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN, BÁO CÁO VIÊN, TUYÊN TRUYỀN VIÊNGIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Điều 25.7.LQ.23. Giáo viên, giảng viên
(Điều 23 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm giáo viên, giảng viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái.
2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Chính phủ quy định cụ thể trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phù hợp với từng đối tượng giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.25. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên; Điều 25.7.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh)
Điều 25.7.NĐ.1.6. Trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành
(Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Giáo viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:
a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Có văn bằng 2 về chuyên ngành đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Giảng viên phải có một trong các trình độ chuẩn sau đây:
a) Có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên;
b) Cán bộ quân đội, công an có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
3. Thời gian, lộ trình hoàn thành
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, điều chỉnh đề án đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh bảo đảm:
a) Đến hết năm 2016 có trên 70%, hết năm 2020 có trên 90% giáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn;
b) Đến hết năm 2016 có trên 50%, hết năm 2020 có trên 70% giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được đào tạo đạt trình độ chuẩn.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh. của Thông tư 13/2009/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh ban hành ngày 19/05/2009; Điều 25.7.TL.2.5. Giáo viên, giảng viên GDQP&AN)
Điều 25.7.TL.1.4. Định mức giờ chuẩn giảng dạy đối với giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 4 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
Định mức giờ chuẩn giảng dạy, việc quy đổi ra giờ chuẩn giảng dạy, nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên GDQP&AN thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 20.1.TT.11.5. Định mức giờ giảng)
Điều 25.7.TL.2.5. Giáo viên, giảng viên GDQP&AN
(Điều 5 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Giáo viên, giảng viên GDQP&AN bao gồm giáo viên, giảng viên có trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng và an ninh, phương pháp dạy học bảo đảm trình độ chuẩn phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở từng trình độ đào tạo.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.6. Trình độ chuẩn giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; thời gian, lộ trình hoàn thành)
Điều 25.7.TL.2.6. Quản lý giáo viên, giảng viên GDQP;AN
(Điều 6 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
Các cơ sở giáo dục thực hiện quản lý đội ngũ giáo viên, giảng viên GDQP&AN như giáo viên, giảng viên môn học khác. Giảng viên GDQP&AN là sĩ quan quân đội biệt phái do cơ quan, đơn vị biệt phái sĩ quan và các trường quản lý theo quy định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan quân đội, công an.
Điều 25.7.TL.3.25. Giảng viên, giáo viên, báo cáo viên
(Điều 25 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
a) Đối tượng: Gồm giảng viên, giáo viên chuyên trách, thỉnh giảng và cán bộ quân đội, công an biệt phái đạt trình độ chuẩn giảng viên, giáo viên GDQPAN theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và Nghị định số 13/2014/NĐ-CP.
b) Yêu cầu: Giảng dạy đúng nội dung, chương trình, kế hoạch GDQPAN quy định cho từng đối tượng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả; tham dự đầy đủ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn do cấp có thẩm quyền tổ chức;
c) Chế độ, chính sách: Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
a) Đối tượng: Là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh được quy định tại Điều 26 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh;
b) Yêu cầu: Truyền đạt đúng nội dung cho các đối tượng theo chương trình, kế hoạch BDKTQPAN;
c) Chế độ, chính sách: Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.26. Báo cáo viên)
Điều 25.7.LQ.24. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, tuyển dụng giáo viên, giảng viên
(Điều 24 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Việc đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được quy định như sau:
a) Đào tạo chính quy chuyên ngành giáo dục quốc phòng và an ninh, tập trung 04 năm với đối tượng tuyển sinh là những người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
b) Đào tạo văn bằng 2, tập trung 02 năm với đối tượng tuyển sinh là những người đã có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác;
c) Đào tạo văn bằng 2, tập trung 18 tháng với đối tượng tuyển sinh là giáo viên, giảng viên đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và đã có chứng chỉ đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh thời gian đào tạo không dưới 06 tháng.
2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Chính phủ quy định điều kiện cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh; Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ sở giáo dục đại học, trường của lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện được đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ sở giáo dục trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục từ trung học phổ thông đến đại học.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh)
Điều 25.7.LQ.25. Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên, giảng viên
(Điều 25 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Giảng dạy đúng nội dung, chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
2. Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được bảo đảm chế độ trang phục, trừ cán bộ quân đội, công an biệt phái; được hưởng chế độ khác theo quy định của pháp luật.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.23. Giáo viên, giảng viên)
Điều 25.7.TL.2.13. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục
(Điều 13 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy, học, đánh giá kết quả môn học GDQP&AN và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Điều 25.7.TL.3.26. Nhiệm vụ, quyền hạn của sinh viên, đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 26 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Sinh viên, đối tượng BDKTQPAN có nhiệm vụ sau:
a) Thực hiện đầy đủ nội quy, kế hoạch học tập, rèn luyện của trung tâm;
b) Bảo quản, giữ gìn vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu, trang phục dùng chung và cơ sở vật chất được giao;
c) Xây dựng nếp sống văn hóa, cảnh quan môi trường và tham gia hoạt động ngoại khóa của trung tâm;
d) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Sinh viên, đối tượng BDKTQPAN có các quyền sau:
a) Được phổ biến các văn bản pháp luật về GDQPAN, nội quy của trung tâm;
b) Được sử dụng các dụng cụ, trang phục theo quy định trong thời gian học tập tại trung tâm;
c) Được thông báo kết quả học tập, rèn luyện tại trung tâm, được cấp chứng chỉ sau khi kết thúc môn học GDQPAN, chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN theo quy định;
d) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(Điều 26 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, bao gồm:
1. Lãnh đạo bộ, ban, ngành trung ương;
2. Lãnh đạo tổng cục, quân khu, quân chủng, binh chủng và tương đương của Bộ Quốc phòng; tổng cục, cục, vụ và tương đương của Bộ Công an, bộ, ban, ngành liên quan;
3. Lãnh đạo cấp tỉnh; lãnh đạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; lãnh đạo cấp xã;
4. Lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh; phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và phòng, ban huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.3.25. Giảng viên, giáo viên, báo cáo viên)
Điều 25.7.LQ.27. Tuyên truyền viên
(Điều 27 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Căn cứ tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định công nhận tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.TT.3.2. Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 2 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh là người thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, nhân dân ở cơ sở, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định công nhận.
Điều 25.7.TT.3.3. Nguồn lựa chọn Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 3 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
1. Cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn); trưởng các đoàn thể ở thôn, thôn đội trưởng, trung đội trưởng dân quân tự vệ.
2. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam sinh hoạt tại nơi cư trú.
3. Cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
4. Hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nhân chứng lịch sử.
Điều 25.7.TT.3.4. Tiêu chuẩn của Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 4 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền viên.
2. Có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong nhân dân.
3. Có kiến thức, hiểu biết về quốc phòng và an ninh.
4. Được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh và được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
5. Đối với Tuyên truyền viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài tiêu chuẩn trên phải thông thạo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Điều 25.7.TT.3.5. Yêu cầu hoạt động của Tuyên truyền viên
(Điều 5 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật.
2. Đúng kế hoạch, nội dung và nhiệm vụ được giao.
3. Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Dễ hiểu, có sức thuyết phục, phù hợp với từng đối tượng.
Điều 25.7.TT.3.6. Quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên
(Điều 6 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định miễn nhiệm Tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường hợp sau:
1. Bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
2. Vi phạm Điều 9 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.9. Các hành vi bị nghiêm cấm)
Điều 25.7.LQ.28. Trách nhiệm và quyền lợi của báo cáo viên, tuyên truyền viên
(Điều 28 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Truyền đạt đúng nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh quy định cho từng đối tượng.
2. Tham dự đầy đủ hoạt động bồi dưỡng, tập huấn do cấp có thẩm quyền tổ chức để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc.
3. Được cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
KINH PHÍ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Điều 25.7.LQ.29. Nguồn kinh phí
(Điều 29 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh do Nhà nước bảo đảm, được bố trí hằng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp bảo đảm thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật này. Khoản kinh phí này được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật.
3. Các khoản thu hợp pháp khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh)
Điều 25.7.NĐ.1.8. Nguồn kinh phí cho giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 8 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Ngân sách trung ương bảo đảm nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh của các Bộ, ngành.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh của địa phương.
3. Kinh phí của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh.
4. Các khoản đầu tư, tài trợ của tổ chức, cá nhân và các khoản thu hợp pháp khác chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Điều 25.7.TL.1.6. Nguồn kinh phí
(Điều 6 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
1. Kinh phí bảo đảm chế độ bồi dưỡng giờ giảng, trang phục và chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên GDQP&AN được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở giáo dục.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 20.1.LQ.58. Chính sách đối với nhà giáo)
Điều 25.7.TL.3.28. Nguồn kinh phí
(Điều 28 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
4. Kinh phí của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chi cho GDQPAN.
5. Học phí thu từ các hợp đồng liên kết.
6. Các khoản đầu tư, tài trợ của tổ chức, cá nhân và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.3.11. Giám đốc trung tâm)
(Điều 30 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
3. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết nội dung chi cho giáo dục quốc phòng và an ninh.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.1. Phạm vi điều chỉnh)
Điều 25.7.NĐ.1.9. Nội dung chi của Bộ Quốc phòng
(Điều 9 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền; biên soạn, in giáo trình, tài liệu; giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
2. Bảo đảm bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1, đối tượng 2, sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên trong Quân đội nhân dân.
3. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, bảo đảm chế độ, quyền lợi cho giáo viên, giảng viên; chế độ, quyền lợi cho báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
4. Bảo đảm vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước; bảo đảm phương tiện, vật chất về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh; bảo đảm trang phục dùng chung cho sinh viên học tập tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Bảo đảm hoạt động của Hội đồng, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, quân khu, cơ quan, đơn vị thuộc quyền được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
6. Quy hoạch, xây dựng, nâng cấp trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội, cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1, đối tượng 2, đối tượng 3.
7. Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, học tập ở nước ngoài về lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh.
8. Hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, tuyên truyền, phổ biến về giáo dục quốc phòng và an ninh; kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
9. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.2.4. Cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu)
Điều 25.7.NĐ.1.10. Nội dung chi của địa phương
(Điều 10 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh; in giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
2. Bồi dưỡng, tập huấn, bảo đảm chế độ, quyền lợi cho tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên; chế độ, quyền lợi cho báo cáo viên giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường từ trung học phổ thông đến đại học của địa phương; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng thuộc thẩm quyền triệu tập của Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho nhân dân địa phương.
4. Bảo đảm phương tiện, vật chất, giáo trình, tài liệu giáo dục quốc phòng và an ninh cho các cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục của địa phương.
5. Bảo đảm hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh, cấp huyện; Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã.
6. Quy hoạch, xây dựng, nâng cấp công trình phục vụ trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh của địa phương.
7. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
8. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Điều 25.7.NĐ.1.11. Nội dung chi của cơ quan của nhà nước
(Điều 11 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
2. Thực hiện giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm phương tiện, vật chất, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.
4. Xây dựng, nâng cấp công trình phục vụ trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc cơ quan của Nhà nước quản lý.
5. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
6. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Điều 25.7.NĐ.1.12. Nội dung chi của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
(Điều 12 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
2. Thực hiện giáo dục, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm phương tiện, vật chất, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.
4. Xây dựng, nâng cấp cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
5. Tham gia kiểm tra, thanh tra; thực hiện sơ kết, tổng kết, khen thưởng về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
6. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Điều 25.7.NĐ.1.13. Nội dung chi của doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
(Điều 13 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Bảo đảm chế độ, quyền lợi cho đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh quy định tại Khoản 2 Điều 18 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Các khoản chi khác cho giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.18. Chế độ, quyền lợi đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.LQ.22. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp)
Điều 25.7.TL.3.29. Nội dung chi
(Điều 29 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động của trung tâm.
2. Tiền lương đối với người lao động hợp đồng, tiền điện, nước, thuốc chữa bệnh thông thường, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng.
3. Chi cho hoạt động giảng dạy, phục vụ giảng dạy và thực hiện GDQPAN.
4. Chi cho công tác quản lý, điều hành.
5. Các nội dung chi hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.3.11. Giám đốc trung tâm)
(Điều 30 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Trung tâm thực hiện mức thu học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
2. Ngoài kinh phí quy định trong hợp đồng đào tạo, tiền ăn tập trung và các khoản thu (nếu có) từ các trường chuyển đến, trung tâm không được thu bất kỳ kinh phí nào khác của sinh viên.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.3.11. Giám đốc trung tâm)
Điều 25.7.LQ.31. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán
(Điều 31 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có kế hoạch bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨCVỀ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Điều 25.7.LQ.32. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 32 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Quy định chương trình, nội dung; biên soạn, xuất bản, in, phát hành giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu; tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị dạy học giáo dục quốc phòng và an ninh và cấp chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
4. Quản lý nguồn lực phát triển giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục quốc phòng và an ninh.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm việc chấp hành pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.TL.3.38. Thanh tra, kiểm tra hoạt động liên kết
(Điều 38 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Đơn vị chủ quản, đơn vị liên kết kiểm tra, giám sát và tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra của cấp trên về hoạt động liên kết GDQPAN.
2. Cơ quan quản lý về GDQPAN địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động liên kết GDQPAN trong phạm vi, trách nhiệm được phân công.
3. Hội đồng GDQPAN Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ GDQPAN và liên kết GDQPAN theo quy định.
Điều 25.7.TL.3.39. Xử lý vi phạm
(Điều 39 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Trong quá trình liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh nếu các bên tham gia liên kết vi phạm quy định tại Thông tư liên tịch này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Khi một hoặc cả hai bên liên kết không đáp ứng cam kết hoặc không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện hợp đồng liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh thì đơn vị chủ quản báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Điều 25.7.LQ.33. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 33 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh tại địa phương.
Điều 25.7.NĐ.1.4. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 4 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 139/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021)
1. Trình tự xây dựng và phê duyệt kế hoạch
a) Hằng năm hoặc giai đoạn, cơ quan Thường trực của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1 năm sau hoặc giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7; chỉ đạo Học viện Quốc phòng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Hằng năm, cơ quan Thường trực của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, giúp Tư lệnh quân khu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 trên địa bàn quân khu năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự quân khu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; phối hợp với Học viện Chính trị xây dựng kế hoạch từng khóa trình Trưởng ban thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hằng năm, cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 2 của thành phố Hà Nội năm sau, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.
c) Hằng năm, Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Sở Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3 và tương đương đối tượng 3, chức sắc, chức việc tôn giáo, các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố chỉ đạo trường quân sự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện.
d) Hằng năm, việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 được thực hiện như sau:
Cơ quan Thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức cấp ủy cùng cấp, Phòng Nội vụ, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 và tương đương đối tượng 4, già làng, trưởng họ tộc của huyện, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp xã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã (trừ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã) năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7, xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của cấp tỉnh có trụ sở trên địa bàn cấp huyện xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền năm sau, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt vào tháng 7; xây dựng kế hoạch từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.
đ) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
e) Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công an nhân dân không thuộc đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Nội dung kế hoạch gồm: Mục đích, yêu cầu, nội dung chương trình, thành phần, đối tượng bồi dưỡng, thời gian, địa điểm, điều kiện bảo đảm và tổ chức thực hiện.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.2.23. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 23 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Hằng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo cơ quan chức năng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.21. Thẩm quyền triệu tập, tổ chức bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.2.24. Chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 24 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
a) Đối tượng 2: 05 ngày làm việc (40 tiết);
b) Đối tượng 3: 03 ngày làm việc (24 tiết);
c) Đối tượng 4: 02 ngày làm việc (16 tiết).
Quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về an ninh quốc gia và xây dựng thế trận an ninh nhân dân trong tình hình mới.
Quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố QPAN.
Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đối ngoại gắn với quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Các trạng thái quốc phòng, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Những vấn đề cơ bản về xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện.
Quản lý và bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.
Xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
a) Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự Việt Nam;
b) Văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu về quốc phòng và an ninh;
c) Tư liệu về quốc phòng, an ninh thế giới, khu vực và trong nước;
d) Nội dung cập nhật có liên quan.
Điều 25.7.TL.2.8. Quản lý môn học và tổ chức dạy, học
(Điều 8 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức dạy, học GDQP&AN theo kế hoạch đào tạo của cơ sở.
2. Các cơ sở giáo dục đại học có khoa, bộ môn GDQP&AN tổ chức dạy, học tập trung theo kế hoạch đào tạo của cơ sở.
3. Các trung tâm GDQP&AN tổ chức dạy, học tập trung theo kế hoạch đào tạo của trung tâm.
4. Các cơ sở giáo dục tổ chức dạy, học thực hành kỹ thuật, chiến thuật, thuốc nổ và bắn đạn thật phải hợp đồng với cơ quan quân sự địa phương, đơn vị quân đội, công an để bảo đảm tuyệt đối an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị.
5. Lớp học lý thuyết nếu bố trí lớp ghép phải phù hợp với phương pháp dạy học và điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục, nhưng không quá 150 người; lớp học thực hành không quá 40 người.
Điều 25.7.TL.3.22. Hoạt động dạy, học
(Điều 22 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
Hoạt động dạy, học và đánh giá kết quả môn học giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật và các bộ, ngành liên quan.
Điều 25.7.TL.3.23. Giáo trình, tài liệu giảng dạy
(Điều 23 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Giáo trình, tài liệu giảng dạy môn học GDQPAN cho sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ban hành.
2. Giáo trình, tài liệu BDKTQPAN do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các tổ chức liên quan ban hành.
Điều 25.7.LQ.34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
(Điều 34 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan lập quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; quyết định thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan:
a) Quy định chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;
b) Quy định tiêu chuẩn tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Biên soạn giáo trình, tài liệu phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh phù hợp với tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.
4. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành về giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên, cán bộ quản lý, cán bộ kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng và an ninh; cử cán bộ biệt phái cho trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
6. Bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước; bảo đảm phương tiện, vật chất về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thực hiện khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục quốc phòng và an ninh.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.2.11. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều 25.7.TL.2.12. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Điều 25.7.NĐ.1.5. Mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 5 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014, có nội dung được sửa đổi, có nội dung được bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 139/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021)
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng trên phạm vi cả nước.
a) Giám đốc Học viện Quốc phòng quyết định việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 1;
b) Giám đốc Học viện Chính trị, hiệu trưởng trường quân sự quân khu quyết định việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2;
c) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội bảo đảm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2, 3, 4, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư của thành phố Hà Nội; Hiệu trưởng trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 2 của thành phố Hà Nội;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh bảo đảm giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 3, 4, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư trên địa bàn;
đ) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Hiệu trưởng Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho chức sắc, chức việc tôn giáo; các nhà hoạt động văn hóa, xã hội, khoa học, nghệ thuật trên địa bàn.
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc cơ quan, tổ chức của huyện và tương đương đối tượng 4, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, già làng, trưởng họ tộc trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 của xã.
e) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương, của cấp tỉnh quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng 4 thuộc quyền quản lý.
3. Điều kiện cấp, cấp lại, hủy bỏ, thu hồi giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về văn bằng, chứng chỉ.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.3. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung; Điều 25.7.TL.3.11. Giám đốc trung tâm)
Điều 25.7.TT.2.25. Quản lý giấy chứng nhận
(Điều 25 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thầm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư này, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định in giấy chứng nhận hoàn thành BDKTQPAN cho đối tượng quy định tại Điều 20 Thông tư này.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại Điều 21 Thông tư này quyết định việc cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành BDKTQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.20. Đối tượng bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.2.21. Thẩm quyền triệu tập, tổ chức bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.6.1. Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh gồm 4 (bốn) trang, mỗi trang có kích thước 21 cm x 14,5 cm, cụ thể như sau:
(Điều 1 Thông tư số 40/2014/TT-BQP Quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. ngày 04/06/2014 của Bộ Quốc phòng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 )
2. Trang 2 và trang 3 có chung: Nền màu vàng chanh, viền hoa văn màu vàng cam và chính giữa từng trang in chìm hình mặt trống đồng Ngọc Lũ, cụ thể từng trang như sau:
a) Trang 2: In hình Quốc huy, khung dán ảnh (4 x 6)cm, các chữ màu đen.
b) Trang 3: Hàng chữ “CHỨNG NHẬN” màu đỏ, các chữ khác màu đen.
a) Chữ in trên giấy dùng kiểu chữ Unicode/Times New Roman theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
b) Giấy in: Giấy bìa cứng, định lượng 400gam/m2, độ trắng 90.
5. Thể thức và chi tiết trình bày trên giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh thực hiện theo Mẫu giấy chứng nhận tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
THỂ THỨC VÀ CHI TIẾT TRÌNH BÀY TRÊN GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
II. THỂ THỨC VÀ CHI TIẾT TRÌNH BÀY
(1) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” chữ in hoa cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, phía trên trang cách mép trên 1,5 cm.
(2) Quốc huy có đường kính 04 cm, nổi giữa trang, cách mép dưới dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” 2,5 cm.
(3) Dòng chữ “GIẤY CHỨNG NHẬN” chữ in hoa cỡ chữ 30, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa trang, cách mép dưới Quốc huy 3,5 cm.
“HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH”
chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa trang, cách mép dưới dòng chữ “GIẤY CHỨNG NHẬN” 01 cm.
(1) Quốc huy có đường kính 04 cm, nổi giữa trang, cách mép dưới đường viền hoa văn trên 02 cm.
(2) Khung dán ảnh (4 x 6)cm của người được cấp giấy chứng nhận cách mép dưới Quốc huy 01 cm.
(3) Dòng chữ “Số hiệu...” chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, cách viền hoa văn bên trái trang 1,5 cm, cách viền hoa văn bên dưới trang 02 cm. Ghi số của cơ quan, đơn vị in phôi giấy chứng nhận.
(4) Dòng chữ “Vào sổ số...” chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, cách viền hoa văn bên trái trang 1,5 cm, cách viền hoa văn bên dưới trang 1,5 cm. Ghi số của cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (cơ quan, đơn vị) theo số ở sổ gốc cấp giấy chứng nhận.
(1) Dòng thứ nhất “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ, đứng, đậm, canh chính giữa, phía trên trang cách viền hoa văn 0,8 cm; dòng thứ 2 tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa; chữ cái đầu của các cụm từ được in hoa, giữa các cụm từ có gạch nối ngắn và có cách chữ. Phía dưới, chính giữa tiêu ngữ là 10 hoa thị.
(2) Chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, cách mép dưới hàng hoa thị 01 cm tên chức danh người đứng đầu cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (in chức danh của người có thẩm quyền triệu tập đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là sỹ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh).
(3) Chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, cách mép dưới dòng trên 0,5 cm tên cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (in tên cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền triệu tập đối với đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh là sỹ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh).
(4) Dòng chữ “CHỨNG NHẬN” chữ in hoa, màu đỏ, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm, cách mép dưới hàng chữ trên 01 cm.
(5) Dòng chữ “Ông (bà):..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 01 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi rõ họ, đệm, tên của người được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo giấy khai sinh.
(6) Dòng chữ “Ngày, tháng, năm sinh:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh; nếu sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm đầy đủ 04 chữ số (ví dụ: 06/01/1981).
(7) Dòng chữ “Chức vụ:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì in chữ nghề nghiệp). Ghi chức vụ đang làm việc của người được cấp giấy chứng nhận tại thời điểm học chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì ghi nghề nghiệp đang làm).
(8) Dòng chữ “Đơn vị công tác:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì in chữ nơi làm việc). Ghi tên đơn vị hoặc cơ quan, tổ chức người được cấp giấy chứng nhận (đối với người không tham gia công tác trong cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi họ đang làm việc).
(9) Dòng chữ “Nguyên quán:..” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi rõ quê quán đủ 3 cấp: xã, huyện, tỉnh của người được cấp giấy chứng nhận theo giấy khai sinh (chứng minh thư, sơ yếu lý lịch).
“HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỐI TƯỢNG…”
chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm, canh chính giữa, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm (nếu đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư thì không có cụm từ “ĐỐI TƯỢNG...”). Ghi rõ đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
(11) Dòng chữ “Khóa:..., từ:…. đến:....” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi số thứ tự khóa bồi dưỡng của người được cấp giấy chứng nhận tại cơ sở bồi dưỡng hoặc cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng (nếu có). Ghi thời gian từ khi học đến khi kết thúc (ví dụ: Từ 06/01/2014 đến 22/01/2014).
(12) Dòng chữ “Xếp loại:...” chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, cách mép trái trang 0,5 cm. Ghi kết quả bồi dưỡng: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình.
(13) Dòng chữ “..., ngày... tháng... năm...” chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ nghiêng, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm, dòng chữ cách viền hoa văn bên phải trang 0,5 cm, địa danh tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bồi dưỡng đặt trụ sở. Ghi ngày, tháng, năm cấp giấy chứng nhận.
(14) Chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, đậm, cách mép dưới hàng chữ trên 0,6 cm chức danh người ký giấy chứng nhận.
(15) Chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm, cách viền hoa văn bên phải, mép trên của hoa văn dưới 0,5 cm học hàm, học vị, cấp bậc (nếu có) tên người ký giấy chứng nhận.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TL.2.10. Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ GDQP;AN
(Điều 10 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Sinh viên có điểm trung bình chung môn học đạt từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) được cấp chứng chỉ GDQP&AN.
2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ GDQP&AN:
a) Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy, học GDQP&AN thì có thẩm quyền cấp chứng chỉ GDQP&AN;
b) Giám đốc trung tâm GDQP&AN cấp chứng chỉ GDQP&AN theo quy định về liên kết GDQP&AN.
3. Việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ GDQP&AN thực hiện theo quy định hiện hành do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học ban hành.
Điều 25.7.TL.3.24. Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh; giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 24 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Điều kiện, thẩm quyền quản lý, in, cấp chứng chỉ giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP.
Điều 25.7.TT.2.3. Bộ Tổng Tham mưu
(Điều 3 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Là Cơ quan trung tâm hiệp đồng với các cơ quan, tổ chức liên quan trong và ngoài Quân đội giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh (sau đây viết tắt là GDQPAN).
2. Chỉ đạo Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan trong và ngoài Quân đội để tham mưu, tư vấn, đề xuất với Ban Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương và Hội đồng GDQPAN Trung ương về chủ trương, kế hoạch, đề án, nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện GDQPAN.
3. Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quyết định về tổ chức, biên chế, nhóm chức vụ và cấp bậc quân hàm cao nhất của cán bộ biệt phái làm nhiệm vụ GDQPAN.
Phối hợp với Tổng cục Chính trị đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cử cán bộ biệt phái cho trung tâm GDQPAN, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo; thực hiện quản lý cán bộ biệt phái theo phân cấp.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị bảo đảm vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, trường bắn phục vụ dạy và học môn GDQPAN cho các cơ sở giáo dục trên phạm vi cả nước;
5. Bảo đảm phương tiện, vật chất về GDQPAN cho cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ GDQPAN, trang phục dùng chung cho sinh viên học tập tại các trung tâm GDQPAN trên phạm vi cả nước;
6. Giúp Bộ Quốc phòng, Hội đồng GDQPAN Trung ương hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về GDQPAN theo thẩm quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Chương II QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT THAO TRƯỜNG, BÃI TẬP; Điều 4. Nguyên tắc phối hợp quản lý, sử dụng đất thao trường, bãi tập; Điều 11.1.TL.2.3. Giải thích từ ngữ; Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.4. Cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu
(Điều 4 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan trong và ngoài Quân đội giúp Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về GDQPAN theo thẩm quyền;
b) Thực hiện chức năng Cơ quan Thường trực của Hội đồng GDQPAN Trung ương giúp Ban Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Hội đồng GDQPAN Trung ương tham mưu, tư vấn cho Đảng, Chính phủ về GDQPAN và giải quyết công việc thường xuyên của Hội đồng GDQPAN Trung ương;
c) Hằng năm, hoặc giai đoạn, chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch BDKTQPAN cho đối tượng 1 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 7; chỉ đạo Học viện Quốc phòng xây dựng kế hoạch BDKTQPAN từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng GDQPAN Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện; tham mưu triệu tập đối tượng 1 BDKTQPAN;
d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan, tổ chức ở Trung ương có liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định: Chương trình khung GDQPAN cho người học trong nhà trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chương trình khung BDKTQPAN cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; chương trình, nội dung BDKTQPAN cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người quản lý doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; chương trình, nội dung BDKTQPAN trong Quân đội nhân dân Việt Nam; tiêu chuẩn tuyên truyền viên GDQPAN; biên soạn giáo trình, tài liệu phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh phù hợp với tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ;
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch công tác của Hội đồng GDQPAN Trung ương; bảo đảm trang thiết bị, phòng học chuyên dùng, thiết bị dạy học chuyên dùng, phương tiện, cơ sở vật chất về GDQPAN; thiết kế mẫu và bảo đảm trang phục dùng chung cho sinh viên học tập tại các trung tâm GDQPAN (gọi tắt là trung tâm); tham gia thiết kế mẫu trang phục cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN;
e) Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tổng hợp báo cáo Bộ Tổng Tham mưu bảo đảm vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn GDQPAN cho cơ sở giáo dục, cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ GDQPAN trong phạm vi cả nước;
g) Chủ trì giúp Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN cho các đối tượng trên phạm vi cả nước;
h) Hằng năm, căn cứ vào quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan và nội dung chi của Bộ Quốc phòng, quy định tại Điều 9 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật GDQPAN lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách chi cho nhiệm vụ GDQPAN;
i) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng xây dựng và thực hiện các Đề án: Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật giáo dục quốc phòng và an ninh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhiệm vụ giáo dục và BDKTQPAN; Xây dựng mô hình điểm trung tâm GDQPAN thuộc trường quân sự địa phương. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng mô hình điểm trung tâm GDQPAN thuộc cơ sở giáo dục đại học;
k) Tham gia nghiên cứu khoa học về GDQPAN; học tập, trao đổi kinh nghiệm GDQPAN ở nước ngoài; thực hiện các nhiệm vụ khác khi cấp có thẩm quyền giao;
l) Giúp Bộ Tổng Tham mưu, Ban Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương, Bộ Quốc phòng, Hội đồng GDQPAN Trung ương, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng; đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về GDQPAN theo thẩm quyền; báo cáo kết quả GDQPAN với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng, hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức, quy cách học cụ, thao trường, bãi tập, trường bắn, quy tắc kiểm tra phù hợp với nội dung, chương trình GDQPAN; tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu và nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo nhà trường quân đội thực hiện GDQPAN;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu và nghiên cứu khoa học về GDQPAN; xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án về GDQPAN; chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường quân đội liên kết đào tạo giáo viên, giảng viên GDQPAN, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN.
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan, đề xuất với Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương quyết định về biên chế, nhóm chức vụ và cấp bậc quân hàm cao nhất của cán bộ biệt phái làm nhiệm vụ GDQPAN;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan giúp Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bảo đảm vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, phương tiện, thiết bị dạy học chuyên dùng cho GDQPAN theo thẩm quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.9. Nội dung chi của Bộ Quốc phòng; Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.5. Tổng cục Chính trị
(Điều 5 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Chỉ đạo hướng dẫn công tác đảng, công tác chính trị, tuyên truyền, phổ biến về GDQPAN.
2. Phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu giúp Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương quyết định về tổ chức, biên chế, nhóm chức vụ và cấp bậc quân hàm cao nhất của cán bộ biệt phái làm nhiệm vụ GDQPAN; chủ trì giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương cử cán bộ biệt phái cho trung tâm, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; quản lý cán bộ biệt phái theo phân cấp.
3. Phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu, cơ quan, tổ chức liên quan giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, địa phương thực hiện GDQPAN.
4. Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh, biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu và nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Bộ Quốc phòng hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về GDQPAN theo thẩm quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.6. Cơ quan thuộc Tổng cục Chính trị
(Điều 6 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Tổng cục Chính trị chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện GDQPAN theo thẩm quyền; phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về GDQPAN;
c) Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh, biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu và nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
a) Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương quyết định về tổ chức, biên chế, nhóm chức vụ và cấp bậc quân hàm cao nhất của cán bộ biệt phái làm nhiệm vụ GDQPAN;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Tổng cục Chính trị đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cử cán bộ biệt phái cho trung tâm, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục; quản lý, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ biệt phái theo phân cấp.
a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ GDQPAN;
b) Tham gia giảng dạy, bồi dưỡng, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh, biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu và nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
4. Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ quân đội phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho lực lượng vũ trang nhân dân và toàn dân.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.7. Tổng cục Hậu cần
(Điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Chỉ đạo cơ quan thuộc quyền phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tham gia các nội dung sau:
1. Quy hoạch, lập dự án xây dựng trung tâm GDQPAN.
2. Thiết kế mẫu, quy định định mức giảng đường, nhà ở, nhà ăn, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho trung tâm đầu tư xây dựng mới.
3. Thiết kế mẫu trang phục dùng chung cho sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN.
4. Giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.8. Tổng cục Kỹ thuật
(Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Chỉ đạo cơ quan thuộc quyền phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan giúp Bộ Quốc phòng bảo đảm kỹ thuật cho vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, phương tiện, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học chuyên dùng phục vụ GDQPAN theo quy định của cấp có thẩm quyền; tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.9. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
(Điều 9 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan, chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền nghiên cứu, cải tiến, sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật, mô hình học cụ phục vụ GDQPAN; tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
(Điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Chủ trì cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho GDQPAN; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, chỉ đạo cơ quan đơn vị thuộc quyền biên soạn, thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu về GDQPAN; tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.11. Cục Kế hoạch và Đầu tư
(Điều 11 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ, cơ quan, đơn vị liên quan, giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị lập đề án, dự án đầu tư về GDQPAN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống trung tâm GDQPAN.
2. Chủ trì thẩm định đề án, dự án đầu tư về GDQPAN theo phân cấp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về đầu tư xây dựng Trung tâm GDQPAN thuộc nhà trường quân đội.
4. Tham gia chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị lập đề án, dự án đầu tư về GDQPAN đối với các đề án, dự án sử dụng một phần ngân sách quốc phòng; tham gia thẩm định đề án, dự án đầu tư về GDQPAN theo thẩm quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.12. Cục Tài chính
(Điều 12 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Chủ trì, phối hợp với Cục Dân quân tự vệ, cơ quan, đơn vị liên quan, chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách GDQPAN, bảo đảm ngân sách cho dự án được phê duyệt.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ biệt phái làm nhiệm vụ GDQPAN theo quy định.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.13. Nhà trường quân đội
(Điều 13 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
a) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương (Cục Dân quân tự vệ/Bộ Tổng Tham mưu) và cơ quan chức năng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ xây dựng kế hoạch từng khóa BDKTQPAN cho đối tượng 1, trình Chủ tịch Hội đồng GDQPAN Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu BDKTQPAN, giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
a) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQPAN thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng của bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch từng khóa BDKTQPAN cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương, trình Trưởng ban Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức QPAN, giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
3. Các nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ GDQPAN
a) Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên, BDKTQPAN cho đối tượng 2, 3 và đối tượng khác trên địa bàn theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN khi được giao;
c) Tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu, giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.14. Các quân khu
(Điều 14 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về GDQPAN trên địa bàn quân khu.
2. Hằng năm, xây dựng kế hoạch BDKTQPAN cho đối tượng 2 của năm sau trên địa bàn quân khu, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự quân khu xây dựng kế hoạch BDKTQPAN từng khóa, trình Chủ tịch Hội đồng GDQPAN quân khu phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Chỉ đạo Hội đồng GDQPAN quân khu, Hội đồng GDQPAN cấp tỉnh, huyện, xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện GDQPAN cho học sinh, sinh viên, BDKTQPAN cho các đối tượng theo thẩm quyền, tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.
4. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền cử cán bộ tham gia GDQPAN trên địa bàn đóng quân, tạo điều kiện về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng, thao trường, bãi tập, trường bắn cho GDQPAN theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan, biên soạn, thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu về GDQPAN; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho GDQPAN; nghiên cứu khoa học về GDQPAN; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về GDQPAN cho cán bộ biệt phái trên địa bàn.
(Điều này có nội dung liên quan đến Chương II QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT THAO TRƯỜNG, BÃI TẬP; Điều 4. Nguyên tắc phối hợp quản lý, sử dụng đất thao trường, bãi tập; Điều 11.1.TL.2.3. Giải thích từ ngữ; Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.15. Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các binh chủng, quân đoàn, binh đoàn và tương đương
(Điều 15 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền cử cán bộ tham gia GDQPAN trên địa bàn đóng quân, tạo điều kiện về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học chuyên dùng, thao trường, bãi tập, trường bắn cho GDQPAN theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan, tham gia biên soạn, thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu về GDQPAN; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho GDQPAN; tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học về GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Chương II QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT THAO TRƯỜNG, BÃI TẬP; Điều 4. Nguyên tắc phối hợp quản lý, sử dụng đất thao trường, bãi tập; Điều 11.1.TL.2.3. Giải thích từ ngữ; Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.16. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
(Điều 16 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về GDQPAN trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Hằng năm, xây dựng kế hoạch BDKTQPAN cho đối tượng 2 của năm sau trên địa bàn thành phố Hà Nội, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; chỉ đạo trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từng khóa trình Chủ tịch Hội đồng GDQPAN thành phố Hà Nội phê duyệt và tổ chức thực hiện.
3. Hằng năm, chỉ đạo cơ quan Thường trực Hội đồng GDQPAN thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng của bộ, ngành Trung ương có trụ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, giúp Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội xây dựng kế hoạch BDKTQPAN cho đối tượng 2 của năm sau thuộc bộ, ngành Trung ương, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt vào tháng 6; phối hợp với Học viện Chính trị xây dựng kế hoạch từng khóa trình Trưởng ban thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Chỉ đạo Hội đồng GDQPAN cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện GDQPAN cho học sinh, sinh viên, BDKTQPAN cho các đối tượng theo thẩm quyền, tuyên truyền, phổ biến kiến thức QPAN cho toàn dân.
5. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền cử cán bộ tham gia GDQPAN, tạo điều kiện về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng, thao trường, bãi tập, trường bắn cho GDQPAN theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan biên soạn, chỉnh lý chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu và nghiên cứu khoa học về GDQPAN; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho GDQPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Chương II QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT THAO TRƯỜNG, BÃI TẬP; Điều 4. Nguyên tắc phối hợp quản lý, sử dụng đất thao trường, bãi tập; Điều 11.1.TL.2.3. Giải thích từ ngữ; Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.17. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng không quy định trong nội dung từ Điều 3 đến Điều 16 Thông tư này
(Điều 17 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Thực hiện GDQPAN theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền cử cán bộ tham gia GDQPAN trên địa bàn đóng quân, tạo điều kiện về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng, thao trường, bãi tập, trường bắn cho GDQPAN theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan, tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, giáo khoa, tài liệu, nghiên cứu khoa học về GDQPAN; kịp thời cung cấp thông tin phục vụ cho GDQPAN; tham gia giảng dạy, bồi dưỡng tuyên truyền, phổ biến kiến thức QPAN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung)
Điều 25.7.TT.2.18. Nhiệm vụ chung
(Điều 18 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 17 của Thông tư này, còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Tổ chức BDKTQPAN cho các đối tượng, sĩ quan cấp tá, cấp úy, người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đảng viên theo thẩm quyền.
2. Cử cán bộ biệt phái theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý cán bộ biệt phái theo phân cấp.
3. Hằng năm, lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách chi cho nhiệm vụ GDQPAN theo quy định của pháp luật.
4. Kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về GDQPAN theo thẩm quyền; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
5. Chỉ đạo việc in, cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình BDKTQPAN theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giáo dục quốc phòng và an ninh.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác về GDQPAN khi được giao.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.5. Mẫu giấy chứng nhận và quản lý giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.2.3. Bộ Tổng Tham mưu; Điều 25.7.TT.2.4. Cơ quan thuộc Bộ Tổng Tham mưu; Điều 25.7.TT.2.5. Tổng cục Chính trị; Điều 25.7.TT.2.6. Cơ quan thuộc Tổng cục Chính trị; Điều 25.7.TT.2.7. Tổng cục Hậu cần; Điều 25.7.TT.2.8. Tổng cục Kỹ thuật; Điều 25.7.TT.2.9. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng; Điều 25.7.TT.2.10. Tổng cục II; Điều 25.7.TT.2.11. Cục Kế hoạch và Đầu tư; Điều 25.7.TT.2.12. Cục Tài chính; Điều 25.7.TT.2.13. Nhà trường quân đội; Điều 25.7.TT.2.14. Các quân khu; Điều 25.7.TT.2.15. Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, các binh chủng, quân đoàn, binh đoàn và tương đương; Điều 25.7.TT.2.16. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Điều 25.7.TT.2.17. Cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng không quy định trong nội dung từ Điều 3 đến Điều 16 Thông tư này)
Điều 25.7.LQ.35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
(Điều 35 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật này; biên soạn giáo trình, tài liệu giáo dục, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh.
3. Cử cán bộ biệt phái cho trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.
4. Bảo đảm phương tiện, vật chất cho cơ quan, đơn vị, nhà trường công an được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.2.11. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều 25.7.TL.2.12. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Điều 25.7.LQ.36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Điều 36 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở; quy định chương trình, nội dung, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học từ trung học phổ thông đến đại học, trừ cơ sở dạy nghề.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh ở cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định định mức giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định chế độ, chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh.
6. Bảo đảm phương tiện, vật chất giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.
7. Quyết định thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc cơ sở giáo dục đại học.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc. của Quyết định 27/2004/QĐ-BGDĐT Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc ban hành ngày 16/08/2004; Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cấp trung học phổ thông. của Quyết định 79/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành chương trình giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trung học phổ thông ban hành ngày 24/12/2007; Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ trung cấp chuyên nghiệp. của Quyết định 80/2007/QĐ-BGDĐT Ban hành chương trình giáo dục Quốc phòng - An ninh trình độ trung cấp chuyên nghiệp ban hành ngày 24/12/2007; Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc các nội dung thi trong Hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh trung học phổ thông. của Quyết định 65/2008/QĐ-BGDĐT Ban hành Quy tắc các nội dung thi trong Hội thao Giáo dục quốc phòng – an ninh học sinh trung học phổ thông ban hành ngày 28/11/2008; Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư phạm Giáo dục quốc phòng - an ninh, trình độ đại học. của Thông tư 02/2012/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình khung giáo dục đại học ngành Sư phạm Giáo dục quốc phòng - an ninh, trình độ đại học ban hành ngày 13/01/2012; Điều 25.7.TL.2.12. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Điều 25.7.TL.3.36. Quyền hạn của các bên tham gia liên kết)
Điều 25.7.TL.2.11. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Điều 11 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác GDQP&AN trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên GDQP&AN trong các cơ sở giáo dục.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác GDQP&AN trong các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý, các trung tâm GDQP&AN.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng; Điều 25.7.LQ.35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an; Điều 25.7.LQ.38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Điều 25.7.LQ.37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ
(Điều 37 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.
2. Bảo đảm phương tiện, vật chất giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.
Điều 25.7.LQ.38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
(Điều 38 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình, nội dung; tổ chức thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong cơ sở dạy nghề.
2. Bảo đảm phương tiện, vật chất giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở dạy nghề thuộc quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TL.2.11. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 25.7.TL.2.12. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Điều 12 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện công tác GDQP&AN tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác GDQP&AN tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.LQ.34. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng; Điều 25.7.LQ.35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an; Điều 25.7.LQ.36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 25.7.LQ.39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông
(Điều 39 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chương trình, nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho toàn dân.
Điều 25.7.LQ.40. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương
(Điều 40 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan thực hiện quản lý về giáo dục quốc phòng và an ninh; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản để thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh gắn với thực hiện nhiệm vụ của mình.
3. Bảo đảm phương tiện, vật chất giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
Điều 25.7.TT.2.19. Ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương
(Điều 19 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
1. Giúp cấp ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, người đứng đầu về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện GDQPAN; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản để thực hiện GDQPAN theo quy định của pháp luật.
2. Giúp người đứng đầu xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện GDQPAN theo thẩm quyền; chỉ đạo cơ quan thuộc quyền phối hợp với Hội đồng GDQPAN nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện GDQPAN theo thẩm quyền.
3. Đề xuất với người đứng đầu bảo đảm phương tiện, cơ sở, vật chất GDQPAN cho cơ quan, đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc quyền; hằng năm, lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách chi cho nhiệm vụ GDQPAN theo quy định của pháp luật.
4. Giúp cấp ủy, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, người đứng đầu, kiểm tra, thanh tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về GDQPAN theo thẩm quyền.
5. Định kỳ 6 tháng, hằng năm, báo cáo kết quả GDQPAN với Hội đồng GDQPAN Trung ương (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQPAN Trung ương để tổng hợp).
6. Đối với bộ, ngành chưa có ban chỉ huy quân sự, cử cán bộ kiêm nhiệm giúp cấp ủy, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, người đứng đầu thực hiện các quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Điều 25.7.LQ.41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
(Điều 41 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Quyết định ngân sách bảo đảm cho giáo dục quốc phòng và an ninh ở địa phương theo quy định của pháp luật.
2. Giám sát Uỷ ban nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.LQ.42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
(Điều 42 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh tại địa phương.
3. Bồi dưỡng, tập huấn, quản lý đội ngũ tuyên truyền viên, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về giáo dục quốc phòng và an ninh; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh ở địa phương.
5. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc chấp hành pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.LQ.43. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
(Điều 43 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
2. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thường xuyên học tập nâng cao kiến thức quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.
3. Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
4. Vận động tổ chức, cá nhân tham gia, hỗ trợ hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.LQ.44. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp
(Điều 44 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh được thành lập ở trung ương, quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
2. Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có chức năng phối hợp liên ngành làm tham mưu, tư vấn cho Đảng, chính quyền các cấp về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh ở trung ương là cơ quan Bộ Quốc phòng, ở quân khu là cơ quan quân khu, ở cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan quân sự cùng cấp, ở cấp xã là Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
4. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh trung ương, Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh quân khu; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định thành lập Hội đồng giáo dục quốc phòng và an ninh ở cấp mình.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 2. ; Điều 3. ; Điều 4. của Quyết định 224/2003/QĐ-TTg Về việc thành lập Hội đồng Giáo dục quốc phòng cấp tỉnh, cấp huyện ban hành ngày 04/11/2003)
Điều 25.7.LQ.45. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
(Điều 45 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, tổ chức thuộc quyền thực hiện quy định của pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh của Ủy ban nhân dân các cấp nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
Điều 25.7.TT.7.1. Phạm vi điều chỉnh
(Điều 1 Thông tư số 05/2015/TT-BCA Quy định về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân ngày 07/01/2015 của Bộ Công an, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015 )
Thông tư này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, các học viện, trường Công an nhân dân, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an các đơn vị, địa phương) trong công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; sĩ quan thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; chế độ thông tin, báo cáo, kinh phí bảo đảm và các điều kiện cần thiết khác cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân.
Điều 25.7.TT.7.2. Đối tượng áp dụng
(Điều 2 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và sĩ quan Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh; sĩ quan cấp tá, cấp úy, đảng viên trong Công an nhân dân thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2. Thông tư này không áp dụng đối với sĩ quan Công an nhân dân thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.7.3. Mục tiêu giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 3 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân nhằm trang bị cho sĩ quan, đảng viên Công an những kiến thức cơ bản về quốc phòng và an ninh, nâng cao hiểu biết, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quốc phòng và an ninh, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 25.7.TT.7.4. Nguyên tắc giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 4 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục quốc phòng và an ninh với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức tự giác, tính kỷ luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vì nhân dân phục vụ.
3. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Công an các cấp và của sĩ quan, đảng viên trong Công an nhân dân.
4. Bảo đảm bí mật Nhà nước, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng thực tiễn yêu cầu công tác và chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân.
Điều 25.7.TT.7.5. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân
(Điều 5 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công an trong phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân; phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành Công an thực hiện nhiệm vụ về giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp và các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Công an thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
3. Chủ trì, hướng dẫn tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch, bồi dưỡng, phổ biến, tập huấn kiến thức về quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân; ban hành chương trình, tài liệu và các văn bản liên quan đến giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.
4. Chủ trì giúp Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ trưởng Bộ Công an về tổ chức, biên chế cán bộ thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương trong đề xuất lãnh đạo Bộ cử và quản lý sĩ quan Công an biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo yêu cầu, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo.
5. Phối hợp, đề xuất quy định về tiêu chuẩn trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức về an ninh, trật tự trong chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh nói chung và giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân nói riêng.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra; tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân theo thẩm quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.6. Các đơn vị thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân)
Điều 25.7.TT.7.6. Các đơn vị thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân
(Điều 6 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
a) Là Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh; trực tiếp tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
b) Phối hợp với Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành Công an thực hiện các nhiệm vụ về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền; tham mưu hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương về giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành Công an đề xuất tham gia xây dựng các văn bản của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh; tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu, đề xuất ban hành các văn bản có liên quan về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền;
d) Đề xuất, cử thành viên trong lực lượng Công an nhân dân tham gia Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương và Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các quân khu, hướng dẫn Công an các địa phương cử thành viên tham gia Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp; phối hợp đề xuất cử lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ thuộc cơ quan Bộ Công an tham gia bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quốc phòng và an ninh theo phân cấp;
đ) Chủ trì giúp Tổng cục Chính trị Công an nhân dân xây dựng kế hoạch và tổ chức, hướng dẫn mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về giáo dục quốc phòng và an ninh cho sĩ quan, đảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách, giảng viên, giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy kiến thức quốc phòng và an ninh trong lực lượng Công an nhân dân theo thẩm quyền;
e) Hằng năm, lập, tổng hợp dự toán chi công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân; đề xuất phương án phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác giáo dục thường xuyên theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, thanh tra, tiến hành sơ kết, tổng kết; đề xuất khen thưởng, kiến nghị, xử lý vi phạm về giáo dục quốc phòng và an ninh của Công an các đơn vị, địa phương theo thẩm quyền;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác về giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
2. Cục Tham mưu Chính trị Công an nhân dân
Chủ trì, phối hợp với Cục Đào tạo tham mưu, đề xuất triển khai công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; tham gia đề xuất, góp ý các nội dung, kế hoạch hằng năm về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; đề xuất cử lãnh đạo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân tham gia Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các quân khu và cử sĩ quan thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân quy định tại Điều 14 của Thông tư này tham gia bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí liên quan đến hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân thuộc chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
Chủ trì, phối hợp với Cục Đào tạo đề xuất tổ chức, biên chế cán bộ tại Công an các đơn vị, địa phương làm công tác chuyên trách, kiêm nhiệm và sĩ quan Công an biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh; theo dõi, tham mưu, đề xuất cử sĩ quan Công an thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh.
Chủ trì, phối hợp Cục Đào tạo, Cục Tổ chức cán bộ và các cơ quan chức năng của các bộ, ban, ngành liên quan đề xuất chế độ, chính sách đối với sĩ quan, cán bộ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.
5. Cục Công tác chính trị và các cơ quan nghiên cứu lịch sử, bảo tàng, báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình trong Công an nhân dân
a) Tham mưu giúp Bộ Công an phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về quốc phòng và an ninh trong cơ quan, đoàn thể và quần chúng nhân dân; tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh cho nhân dân;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật cho cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Tổ chức các cuộc vận động, cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật, biên tập các chuyên đề, bài viết để tuyên truyền, vận động toàn dân nâng cao ý thức và nhận thức về yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác; bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh cho thế hệ trẻ thông qua các loại hình văn hoá nghệ thuật, phát thanh, truyền hình;
d) Tuyên truyền, giới thiệu đến cán bộ, công chức và nhân dân các tài liệu tổng kết lịch sử, tư liệu, hiện vật của hệ thống bảo tàng, phòng truyền thống, di tích lịch sử, khu tưởng niệm, đài tưởng niệm... trong Công an nhân dân về hình ảnh và truyền thống tốt đẹp của lực lượng Công an nhân dân.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.7.5. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; Điều 25.7.TT.7.10. Sĩ quan chuyên trách công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.7.7. Các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ
(Điều 7 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
a) Tham gia góp ý xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập về kiến thức quốc phòng và an ninh theo các chuyên đề thuộc lĩnh vực công tác của đơn vị khi có yêu cầu;
b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan, đảng viên trong đơn vị theo thẩm quyền; cử sĩ quan, đảng viên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo kế hoạch của Bộ Công an và thông báo triệu tập của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cử giáo viên kiêm nhiệm, báo cáo viên giảng bài, báo cáo thực tế các chuyên đề về an ninh, trật tự cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
d) Cung cấp số liệu, tài liệu, tư liệu có liên quan phục vụ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh khi có yêu cầu; tiến hành sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định;
đ) Tổng hợp, theo dõi danh sách sĩ quan, đảng viên trong đơn vị thuộc diện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
e) Đề xuất cử sĩ quan biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
g) Phân công 01 đến 02 sĩ quan kiêm nhiệm tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác về giáo dục quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngoài nhiệm vụ chung quy định tại khoản 1 Điều này, các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ quy định tại khoản này thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an nhân dân nghiên cứu xây dựng, trình lãnh đạo Bộ quy định về định mức, cung cấp trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện kỹ thuật chuyên ngành phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập, bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng và an ninh cho các học viện, trường Công an nhân dân, Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an các đơn vị, địa phương và các cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân.
Phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an nhân dân tham gia thẩm định và cung cấp tài liệu, biên soạn giáo trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng;
c) Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp
Phối hợp với Tổng cục Chính trị Công an nhân dân xây dựng, tham gia xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tập huấn chuyên sâu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân.
d) Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phát huy vai trò của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ an ninh, trật tự sâu rộng đến cán bộ, công chức và nhân dân; tham gia giáo dục quốc phòng và an ninh toàn dân theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kế hoạch công tác và dự trù kinh phí hằng năm phục vụ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh của Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh, tổ chức thẩm định, tổng hợp dự toán kinh phí phục vụ nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt; bảo đảm ngân sách phục vụ nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.8. Các học viện, trường Công an nhân dân; Điều 25.7.TT.7.11. Sĩ quan kiêm nhiệm công tác giáo dục quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.7.8. Các học viện, trường Công an nhân dân
(Điều 8 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Chủ trì, tham gia biên soạn, thẩm định chương trình, tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập, giảng dạy kiến thức về an ninh, trật tự trong chương trình giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh cho giáo viên, giảng viên và các đối tượng theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân.
2. Cử giảng viên, giáo viên giảng dạy các chuyên đề về an ninh, trật tự cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quốc phòng và an ninh do Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp và Công an các đơn vị, địa phương tổ chức; hỗ trợ giảng dạy kiến thức quốc phòng và an ninh cho các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường chính trị và các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Công an.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.7. Các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Điều 25.7.TT.7.11. Sĩ quan kiêm nhiệm công tác giáo dục quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.7.9. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Công an cấp tỉnh), Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh)
(Điều 9 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Cử cán bộ tham gia Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp theo quy định; phối hợp với các cơ quan, tổ chức ngoài ngành Công an trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật.
2. Lập danh sách, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cử giáo viên kiêm nhiệm thực hiện việc biên soạn tài liệu, giảng dạy các chuyên đề về an ninh, trật tự khi có yêu cầu của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh các cấp và của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường chính trị, trường phổ thông trên địa bàn; đề xuất cử sĩ quan Công an biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Xây dựng kế hoạch, tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho sĩ quan, đảng viên trong đơn vị theo thẩm quyền; cử cán bộ tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh khi có thông báo triệu tập của cơ quan có thẩm quyền.
4. Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, thanh tra, tiến hành sơ kết, tổng kết, kiến nghị về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong đơn vị và đối với các đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền; báo cáo kết quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định.
5. Phân công từ 01 đến 03 sĩ quan chuyên trách (đối với Công an cấp tỉnh) hoặc 01 sĩ quan kiêm nhiệm (đối với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh) tham mưu thực hiện nhiệm vụ về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác về giáo dục quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.11. Sĩ quan kiêm nhiệm công tác giáo dục quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.7.10. Sĩ quan chuyên trách công tác giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 10 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Sĩ quan Phòng Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc Cục Đào tạo, Tổng cục Chính trị Công an nhân dân có trách nhiệm tham mưu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này.
2. Sĩ quan Phòng Tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh được phân công tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.6. Các đơn vị thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân)
Điều 25.7.TT.7.11. Sĩ quan kiêm nhiệm công tác giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 11 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Sĩ quan của đơn vị thuộc các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ và các học viện, trường Công an nhân dân được phân công tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.
2. Sĩ quan của đơn vị thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh được phân công tham mưu thực hiện các nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.7. Các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Điều 25.7.TT.7.8. Các học viện, trường Công an nhân dân; Điều 25.7.TT.7.9. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Công an cấp tỉnh), Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh))
Điều 25.7.TT.7.12. Giảng viên, giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 12 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Giảng viên, giáo viên thuộc các học viện, trường Công an nhân dân được cử giảng dạy các chuyên đề về an ninh, trật tự cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về quốc phòng và an ninh.
2. Giáo viên kiêm nhiệm là sĩ quan Công an cấp tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh được cử giảng dạy các chuyên đề về an ninh, trật tự cho các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.TT.7.13. Sĩ quan Công an biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 13 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Khi có yêu cầu, Bộ Công an cử sĩ quan Công an biệt phái đến các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và các cơ sở giáo dục tham gia quản lý, giảng dạy các chuyên đề về an ninh, trật tự.
2. Tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và việc thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương đối với sĩ quan Công an biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo quy định của Bộ Công an về biệt phái sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại cơ quan Đảng, Nhà nước.
Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng
(Điều 14 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cục và tương đương; sĩ quan có cấp bậc quân hàm Đại tá (tương đương đối tượng 2 quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh).
2. Sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, cấp huyện và tương đương; sĩ quan có cấp bậc quân hàm Thượng tá (tương đương đối tượng 3 quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh).
3. Sĩ quan không thuộc đối tượng bồi dưỡng quy định tại khoản 1, 2 Điều này và đảng viên trong lực lượng Công an nhân dân (tương đương đối tượng 4 quy định tại điểm d, đ, e, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh).
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.7.6. Các đơn vị thuộc Tổng cục Chính trị Công an nhân dân; Điều 25.7.TT.7.7. Các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ; Điều 25.7.TT.7.15. Thẩm quyền triệu tập và tổ chức bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.7.16. Cơ sở bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.7.17. Chương trình, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.7.18. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân; Điều 25.7.TT.7.19. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh)
Điều 25.7.TT.7.15. Thẩm quyền triệu tập và tổ chức bồi dưỡng
(Điều 15 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Tổng cục Chính trị Công an nhân dân triệu tập và giao Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh chủ trì hoặc phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương tổ chức bồi dưỡng đối với sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 14 và sĩ quan thuộc các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, các học viện, trường Công an nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
2. Các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, các học viện, trường Công an nhân dân triệu tập và tổ chức bồi dưỡng đối với sĩ quan, đảng viên trong đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
3. Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh triệu tập và tổ chức bồi dưỡng đối với sĩ quan, đảng viên trong đơn vị quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Thông tư này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.7.18. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân)
Điều 25.7.TT.7.16. Cơ sở bồi dưỡng
(Điều 16 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Cơ sở bồi dưỡng đối với sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 14 và sĩ quan thuộc các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, các học viện, trường Công an nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này là một trong các trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng hoặc địa điểm khác có đủ điều kiện của các tổng cục, Bộ tư lệnh và các học viện, trường Công an nhân dân do Tổng cục Chính trị Công an nhân dân xem xét, quyết định.
2. Cơ sở bồi dưỡng đối với sĩ quan, đảng viên thuộc các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, các học viện, trường Công an nhân dân quy định tại khoản 3 Điều 14 và sĩ quan, đảng viên thuộc Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Thông tư này là Trung tâm Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc tại địa điểm khác có đủ điều kiện của các đơn vị.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.7.17. Chương trình, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 17 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan, đảng viên trong Công an nhân dân do Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân ban hành và quy định cụ thể chương trình, chuyên đề, nội dung bồi dưỡng.
2. Thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan trong Công an nhân dân như sau:
a) Sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này là 05 ngày;
b) Sĩ quan quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này là 04 ngày;
c) Sĩ quan, đảng viên quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này là 03 ngày.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.7.18. Xây dựng, phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân
(Điều 18 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh tham mưu cho Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân xây dựng, báo cáo lãnh đạo Bộ phê duyệt chương trình, kế hoạch tổng thể về chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan, đảng viên quy định tại Điều 14 Thông tư này.
2. Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh xây dựng, báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân phê duyệt chương trình, kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều 14 và sĩ quan thuộc các tổng cục, Bộ tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, các học viện, trường Công an nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
3. Công an các đơn vị, địa phương xây dựng, báo cáo Tổng cục Chính trị Công an nhân dân (qua Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh) phê duyệt kế hoạch, chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan, đảng viên theo thẩm quyền triệu tập quy định khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng; Điều 25.7.TT.7.15. Thẩm quyền triệu tập và tổ chức bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.7.19. Giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 19 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan, đảng viên quy định tại Điều 14 Thông tư này (tương đương đối tượng 2, đối tượng 3, đối tượng 4 quy định tại các điểm b, c, d, đ e, khoản 1 Điều 2 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh) do Bộ Công an phát hành theo mẫu giấy chứng nhận quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BQP ngày 04 tháng 6 năm 2014 của Bộ Quốc phòng quy định mẫu giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Thủ trưởng đơn vị triệu tập và tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh ký quyết định cấp, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân.
2. Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh thống nhất quản lý, theo dõi và cấp phôi chứng chỉ hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với sĩ quan, đảng viên quy định tại Điều 14 Thông tư này cho Công an các đơn vị, địa phương theo chỉ tiêu, kế hoạch bồi dưỡng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(Điều này có nội dung liên quan đến Điều 25.7.NĐ.1.2. Thẩm quyền triệu tập đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; Điều 25.7.TT.7.14. Đối tượng bồi dưỡng)
Điều 25.7.TT.7.20. Chế độ báo cáo của Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh
(Điều 20 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Định kỳ 06 tháng và 01 năm, Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh báo cáo Cơ quan Thường trực Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an về kế hoạch, tình hình, kết quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân.
2. Báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo chuyên đề công tác giáo dục quốc phòng và an ninh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 25.7.TT.7.21. Chế độ báo cáo của Công an các đơn vị, địa phương
(Điều 21 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Định kỳ 06 tháng và 01 năm, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh về kế hoạch, tình hình, kết quả công tác giáo dục quốc phòng và an ninh của đơn vị, địa phương mình.
2. Báo cáo nội dung khác liên quan đến giáo dục quốc phòng và an ninh khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 25.7.TT.7.22. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan thực hiện nhiệm vụ giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh
(Điều 22 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
Chế độ, chính sách đối với sĩ quan chuyên trách, sĩ quan kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh; giảng viên, giáo viên, giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy kiến thức quốc phòng và an ninh và sĩ quan Công an biệt phái thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Bộ Công an về chế độ, chính sách đối sĩ quan làm công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.TT.7.23. Ngân sách đảm bảo cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh hằng năm trong Công an nhân dân
(Điều 23 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Danh mục chi công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, gồm:
a) Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh;
b) Biên soạn, biên tập, chỉnh sửa, thẩm định, in ấn, phát hành chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh;
c) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, giáo dục kiến thức quốc phòng và an ninh; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm về giáo dục quốc phòng và an ninh;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết, thanh tra, kiểm tra về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh;
đ) Xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng giảng dạy phục vụ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh;
e) Chi khác theo quy định pháp luật.
a) Chi cho công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân có mục chi riêng. Căn cứ kế hoạch và dự trù kinh phí giáo dục quốc phòng và an ninh trong Công an nhân dân do Tổng cục Chính trị Công an nhân dân xây dựng và được lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt, Cơ quan Thường trực của Bộ Công an về giáo dục quốc phòng và an ninh phối hợp với Cục Tài chính đề xuất phân bổ kinh phí cho Công an các đơn vị, địa phương theo quy định. Công an các đơn vị, địa phương quản lý, sử dụng và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Ngoài kinh phí hằng năm đã được Bộ duyệt cấp, Công an các đơn vị, địa phương được huy động, sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
Điều 25.7.TT.7.24. Hiệu lực thi hành
(Điều 24 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 03 năm 2015.
Bãi bỏ Quyết định số 170/2008/QĐ-BCA (X11-X14) ngày 18 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ của Công an các địa phương và các trường Công an nhân dân đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Điều 25.7.TT.7.25. Trách nhiệm thi hành
(Điều 25 Thông tư số 05/2015/TT-BCA, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2015)
1. Các Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các học viện, Hiệu trưởng các trường trong Công an nhân dân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Bộ tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này.
Điều 25.7.LQ.46. Hiệu lực thi hành
(Điều 46 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Điều 25.7.LQ.47. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
(Điều 47 Luật số 30/2013/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014)
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Điều 25.7.NĐ.1.14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
(Điều 14 Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/04/2014)
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2014.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Điều 25.7.NĐ.1.15. Hiệu lực thi hành
(Điều 2 Nghị định số 139/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh ngày 27/11/2020 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021 )
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2021.
Điều 25.7.NĐ.1.16. Trách nhiệm thi hành
(Điều 3 Nghị định số 139/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021)
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
(Điều 2 Quyết định số 10/2005/QĐ-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/04/2005)
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các cơ quan quản lý giáo dục căn cứ vào tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học môn học giáo dục quốc phòng đã được phê duyệt tại Quyết định này để kiểm tra và chỉ đạo quá trình thực hiện việc mua sắm và đầu tư thiết bị dạy học, nhằm bảo đảm chất lượng và đúng nội dung chương trình, tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa.
(Điều 3 Quyết định số 10/2005/QĐ-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/04/2005)
Các ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau Đại học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hiệu trưởng các trường quy định ở Điều 1 và Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng, có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
(Điều 2 Quyết định số 09/2007/QĐ-BGDĐT Về việc bổ sung vào Mục I và Mục III của Tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng cho các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Đại học và Cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số10/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 10/04/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/05/2007 )
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Vụ Giáo dục quốc phòng chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý việc sản xuất và cung ứng hai loại thiết bị này. Các cơ quan quản lý giáo dục căn cứ Quyết định này để kiểm tra và chỉ đạo quá trình thực hiện việc mua sắm và đầu tư thiết bị dạy học.
(Điều 3 Quyết định số 09/2007/QĐ-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/05/2007)
Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Đại học và Sau đại học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và Giám đốc trung tâm giáo dục quốc phòng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
(Điều 2 Quyết định số 28/2008/QĐ-BGDĐT Về việc sửa đổi, bổ sung điểm 2, 4 và 5 Mục I của Tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng cho các trường Trung học phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Đại học và Cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số 10/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã được bổ sung tại Quyết định số 09/2007/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 03/06/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2008 )
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Vụ Giáo dục quốc phòng chịu trách nhiệm kiểm soát, quản lý việc sản xuất, cung ứng và sử dụng loại thiết bị này ở các cơ sở giáo dục và đào tạo. Các cơ quan quản lý giáo dục căn cứ Quyết định này để kiểm tra và chỉ đạo quá trình thực hiện việc mua sắm, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.
(Điều 3 Quyết định số 28/2008/QĐ-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2008)
Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Vụ trưởng Vụ Giáo dục quốc phòng và Vụ trưởng các Vụ: Giáo dục Đại học, Kế hoạch - Tài chính, Giáo dục chuyên nghiệp, Giáo dục trung học và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và Giám đốc các trung tâm giáo dục quốc phòng có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
(Điều 2 Thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/01/2013)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh.
(Điều 3 Thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/01/2013)
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 25.7.TT.2.26. Hiệu lực thi hành
(Điều 26 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 và bãi bỏ Quyết định số 184/2007/QĐ-BQP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị quân đội, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức Trung ương đối với công tác Giáo dục quốc phòng-an ninh.
Điều 25.7.TT.2.27. Trách nhiệm thi hành
(Điều 27 Thông tư số 24/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2014)
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 25.7.TT.3.7. Hiệu lực thi hành
(Điều 7 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2014.
Điều 25.7.TT.3.8. Trách nhiệm thi hành
(Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/07/2014)
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Quốc phòng để nghiên cứu giải quyết.
(Điều 2 Thông tư số 38/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/07/2014)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 7 năm 2014 và bãi bỏ các văn bản sau:
1. Thông tư số 176/2011/TT-BQP ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh;
2. Quyết định số 818/QĐ-BQP ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo;
3. Quyết định số 817/QĐ-BQP ngày 27 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc Ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho chức việc các tôn giáo.
Căn cứ Chương trình, nội dung; chương trình khung tại Thông tư này, các cơ sở bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(Điều 3 Thông tư số 38/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/07/2014)
Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; người đứng đầu bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu, Giám đốc Học viện Chính trị, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
(Điều 2 Thông tư số 39/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2014)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2014. Căn cứ Chương trình khung tại Thông tư này và quy định của cơ quan có thẩm quyền, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa, biên soạn, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giáo trình môn học.
(Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2014)
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
(Điều 2 Thông tư số 40/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 và thay thế Thông tư số 30/2012/TT-BQP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định mẫu Chứng nhận tốt nghiệp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh.
Giấy chứng nhận tốt nghiệp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị pháp lý như giấy chứng nhận của Thông tư này.
(Điều 3 Thông tư số 40/2014/TT-BQP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015)
Tổng Tham mưu trưởng; người đứng đầu bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Tư lệnh các quân khu, Giám đốc Học viện Chính trị, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 25.7.TL.1.7. Hiệu lực thi hành
(Điều 7 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 53/2011/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh.
Điều 25.7.TL.1.8. Tổ chức thực hiện
(Điều 8 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BQP-BCA-BNV-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015)
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này.
2. Các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để thực hiện.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với các Bộ có liên quan xem xét, giải quyết.
Điều 25.7.TL.2.14. Hiệu lực thi hành
(Điều 14 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 10 năm 2015.
2. Thông tư liên tịch này thay thế những quy định về tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP&AN trong các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện, đại học vùng, đại học Quốc gia, trung tâm GDQP&AN ban hành kèm theo Thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả môn học môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh; Quyết định số 63/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 11 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và - an ninh trong các cơ sở dạy nghề.
Điều 25.7.TL.2.15. Trách nhiệm thi hành
(Điều 15 Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/10/2015)
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổ chức Chính trị - Xã hội và chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm GDQP&AN và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này.
Điều 25.7.TL.3.40. Hiệu lực thi hành
(Điều 40 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 12 năm 2015.
2. Thông tư liên tịch này thay thế các văn bản sau:
a) Thông tư số 109/2009/TT-BQP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại các nhà trường quân đội;
b) Quyết định số 82/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên;
c) Quyết định số 57/2008/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh của các cơ sở giáo dục đại học;
d) Thông tư số 25/2009/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung danh sách đơn vị chủ quản và đơn vị liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh quy định tại Quyết định số 57/2008/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về liên kết giáo dục quốc phòng - an ninh của các cơ sở giáo dục đại học.
Điều 25.7.TL.3.41. Trách nhiệm thi hành
(Điều 41 Thông tư liên tịch số 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2015)
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư liên tịch này.
2. Hằng năm, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh sách liên kết GDQPAN cho phù hợp.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng để phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.
Điều 25.7.TT.9.5. Tổ chức thực hiện
(Điều 5 Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017)
1. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên cấp tiểu học lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh; tránh tản mạn, ảnh hưởng đến nội dung bài học; trong từng bài giảng, chú trọng kết hợp các hình ảnh minh họa; tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, khu di tích lịch sử cách mạng, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian.
2. Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, kinh nghiệm thực tế, giáo viên cấp trung học cơ sở lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh vào bài giảng, tập trung vào các kiến thức nâng cao kỹ năng sống thông qua hình ảnh lịch sử, các hiện vật mang tính giáo dục, tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức hội thi, hội thao tìm hiểu kiến thức quốc phòng và an ninh. Phương pháp giảng dạy truyền cảm, ngắn gọn, xúc tích phát huy được tính sáng tạo và kỹ năng sống của học sinh.
Điều 25.7.TT.9.6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
(Điều 6 Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017)
1. Thông tư này này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các sở giáo dục và đào tạo; hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
(Điều 2 Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2018)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 3 năm 2018.
Thông tư này thay thế Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) và Thông tư số 05/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung mục I.6, II.6, III.6 của Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông) ban hành kèm theo Thông tư số 33/2009/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(Điều 3 Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2018)
Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học giáo dục quốc phòng và an ninh trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông), trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư này, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học), Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện mua sắm, sử dụng và quản lý thiết bị dạy học.
(Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2018)
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng sư phạm, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
(Điều 2 Thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/11/2018)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2018 và thay thế Quyết định số 65/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy tắc các nội dung thi trong Hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh học sinh trung học phổ thông.
(Điều 3 Thông tư số 23/2018/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/11/2018)
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
(Điều 2 Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020)
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 và thay thế Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
(Điều 3 Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020)
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng các trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Bạn sẽ có cơ hội học tập các ngành học kết hợp lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực công nghệ, sức khỏe, và kinh tế khi tham gia DNC.